Mô hình nuôi ghép ở Phú Yên

Tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình nuôi tôm kết hợp với một số đối tượng thủy sản khác, giúp người nuôi lựa chọn mô hình phù hợp, nhằm phát triển nghề nuôi này theo hướng bền vững.

Nuôi tôm nước lợ ở Phú Yên
Các loại hải sản nuôi ghép với tôm. Hình minh họa: Tép Bạc

Nuôi tôm xen ghép

Thời gian qua, Phú Yên đã triển khai nhiều mô hình nuôi tôm xen ghép với các đối tượng thủy sản khác nhằm hạn chế và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa, diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2016 trên địa bàn huyện khoảng 1.010ha; trong đó, tại vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch khoảng 810ha. Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tuy có giảm nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, tổng diện tích tôm bị bệnh khoảng 135ha, trong đó mất trắng hơn 17ha. Theo kết quả kiểm tra, xét nghiệm của cơ quan thú y, tôm nuôi chủ yếu bị bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng và đỏ thân. Nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, huyện Đông Hòa đã triển khai một số mô hình nuôi tôm xen ghép với đối tượng nuôi khác như tôm thẻ chân trắng nuôi ghép với cua xanh, cá rô phi…

Ông Nguyễn Bút, người nuôi tôm ở xã Hòa Tâm (huyện Đông Hòa), cho biết: Trước đây, để hạn chế ô nhiễm, gia đình tôi đã chia ao nuôi ra thành 2 ao nhỏ gồm ao nuôi tôm và ao xử lý nước. Còn hiện nay, gia đình không chia thành 2 ao nhỏ nữa mà thả cá rô phi trực tiếp vào ao nuôi tôm. Kết quả mấy vụ nuôi gần đây, tình trạng ô nhiễm trong ao nuôi đã được cải thiện, tôm cá nuôi đều phát triển tốt. Vụ nuôi tôm năm 2017, gia đình tôi vẫn tiếp tục áp dụng mô hình này.

Còn ông Lê Thanh Hải, một hộ nuôi tôm khác ở xã Hòa Hiệp Nam (huyện Đông Hòa), cho hay: Năm 2014, nhờ sự hỗ trợ của Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh và Trạm Khuyến nông TP Tuy Hòa, gia đình tôi đã triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo công nghệ Semi-biofloc. Mô hình triển khai tại 2 ao nuôi với diện tích 9.660m2. Sau 3 tháng nuôi, ao thứ nhất có diện tích 5.960m2 thu được hơn 5,6 tấn, bình quân tôm cỡ 81 con/kg; ao thứ hai có diện tích 3.700m2 thu được gần 2,4 tấn, tôm cỡ 70 con/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi hơn 660 triệu đồng. Hiện gia đình tôi vẫn triển khai mô hình này và có thu nhập tương đối ổn định. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo công nghệ Semi-biofloc đòi hỏi kỹ thuật rất cao, đầu tư trang thiết bị lớn, nhất là khâu quạt nước phải thường xuyên. Để mô hình này phát huy hiệu quả, vùng nuôi cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng như hệ thống kênh mương, điện và quy hoạch riêng vùng chuyên canh…

Theo ông Đỗ Kim Đồng, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa, năm 2016, địa phương đã hỗ trợ 600kg cá rô phi giống cho người nuôi tôm ở các xã Hòa Hiệp Nam, Hòa Tâm, Hòa Xuân Đông và thị trấn Hòa Hiệp Trung để nuôi xen ghép. Kết quả ở các ao này, tôm phát triển tốt, cá rô phi đã giúp xử lý thức ăn thừa, hạn chế ô nhiễm môi trường. Hầu hết ao nuôi tôm xen ghép cá rô phi đều có lãi từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Năm nay, huyện Đông Hòa tiếp tục triển khai các mô hình nuôi tôm xen ghép, chủ yếu là ghép với cá rô phi.

Người nuôi tôm trên địa bàn huyện đã chủ động mua con giống cá rô phi để nuôi ghép với tôm. Còn ở huyện Tuy An, thời gian qua cũng triển khai một số mô hình nuôi tôm xen ghép với các đối tượng thủy sản khác như hàu, cua xanh, rong câu, cá măng… Theo ông Trần Sáu, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, gần đây huyện đã triển khai mô hình nuôi tôm sú kết hợp trồng rong câu và mô hình nuôi tôm đất kết hợp cá măng. Cả hai mô hình này bước đầu mang lại kết quả rất khả quan, tôm, cá nuôi phát triển tốt, phù hợp với khu vực nuôi tôm hồ hở ở đầm Ô Loan.

mô hình nuôi ghép phú yên

Mô hình nuôi tôm sú kết hợp nuôi hàu ở TX Sông Cầu - Ảnh: ANH NGỌC


Chọn mô hình phù hợp

Theo Trung tâm Khuyến nông (Sở NN-PTNT), đơn vị đã xây dựng nhiều mô hình có áp dụng công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến để triển khai nuôi thử nghiệm, trong đó có một số mô hình thành công.

Ông Nguyễn Khắc Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Phú Yên, cho biết: Từ năm 2010-2012, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp với cá rô phi, rong biển được triển khai tại các xã Xuân Lộc (TX Sông Cầu) và Hòa Xuân Đông (huyện Đông Hòa).

Việc nuôi tôm kết hợp cá rô phi sẽ tạo môi trường vùng nuôi trong sạch, hạn chế sự xâm nhập và phát triển của các vi khuẩn gây bệnh tôm. Ngoài ra, cá rô phi còn giúp ổn định tảo, ổn định các chỉ tiêu môi trường như pH, ôxy hòa tan, amoniac… giúp tôm khỏe mạnh và phát triển. Cũng theo ông Tân, trung tâm triển khai mô hình nuôi tôm sú kết hợp cua xanh. Đến nay, nhiều địa phương ở TX Sông Cầu đã nhân rộng mô hình này và kết quả rất khả quan.

Tuy nhiên, mô hình nuôi tôm xen cua nên áp dụng tại các vùng nuôi đa dạng hóa, nuôi quảng canh hoặc nuôi sinh thái với mật độ thả thưa và bờ ao nuôi phải chắc chắn, không rò rỉ nước và phải có lưới chắn ở trên. Trung tâm Khuyến nông Phú Yên cũng đã thực hiện mô hình nuôi tôm sú kết hợp với hải sâm tại xã Xuân Hải (TX Sông Cầu). Tuy nhiên, mô hình này gặp khó khăn vì ở địa phương chưa có người thu mua hải sâm và nguồn cung cấp giống hải sâm rất hạn chế.

Một mô hình khác cũng do Trung tâm Khuyến nông Phú Yên triển khai là nuôi tôm thẻ chân trắng an toàn sinh học theo hướng VietGAP tại xã Hòa Hiệp Nam (huyện Đông Hòa). Mô hình này áp dụng trước khi chính thức thả nuôi thương phẩm, con giống tôm thẻ chân trắng được ương dưỡng trong ao khoảng 1 tháng. Việc ương dưỡng này giúp đánh giá được chất lượng con giống, đồng thời giúp con giống chống chịu tốt hơn đối với biến động môi trường trong ao nuôi thương phẩm… Ông Nguyễn Khắc Tân cho biết thêm, mỗi mô hình đã triển khai có những ưu điểm và hạn chế của nó. Đa số mô hình đã triển khai nhân rộng ở các địa phương nhưng cũng cần đánh giá lại để chọn mô hình phù hợp nhất cho từng vùng nuôi.

Theo Sở NN-PTNT, mục tiêu tổng quát của tỉnh là phát triển ngành tôm Phú Yên trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái. Giai đoạn 2017-2020, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh khoảng 1.940ha. Ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT, cho biết: Sở NN-PTNT đã giao Trung tâm Khuyến nông phối hợp với các địa phương và người nuôi lựa chọn các mô hình hiệu quả và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ của từng mô hình để nhân rộng. Sở NN-PTNT đề nghị các địa phương có nuôi tôm nước lợ sớm hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết vùng nuôi và đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm phát huy tiềm năng để nghề nuôi tôm phát triển theo hướng bền vững.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 16/05/2017
Anh Ngọc
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 01:34 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 01:34 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 01:34 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 01:34 20/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:34 20/11/2024
Some text some message..