Mô hình nuôi lươn “sạch” với bể bạt nilông và không bùn nhão

Ông Văn Tấn Qui, ngụ ấp Sa Bâu, xã Thuận Hòa (Châu Thành), nuôi lươn theo quy trình “sạch” với bể nuôi bằng tấm bạt nhựa kết hợp nước trong bể hoàn toàn là nước sạch.

Mô hình nuôi lươn “sạch”
Ông Qui khoe lươn trong bể nuôi đang giai đoạn bán thịt.

Có dịp ghé tham quan mô hình nuôi lươn của ông Qui, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, bởi bể nuôi có diện tích khá nhỏ như bể chứa nước tạm để rọng lươn, nước trong veo, nhìn rõ từng con lươn. Ông Qui chia sẻ: “Tôi nuôi lươn hơn 1 năm rồi. Nuôi lươn không tốn công chăm sóc, lợi nhuận lớn, diện tích làm bể nuôi không đáng kể”.

Ông Qui dẫn chứng: “Chẳng hạn tôi dùng bạt nilông làm bể có tổng diện tích 6m2 chia làm 2 bể nuôi, thả được 2.000 con lươn giống. Số tiền mua tấm bạt nilông để nuôi lươn khoảng 200.000 đồng, ngoài ra không còn tốn bất kỳ vật liệu nào thêm phục vụ cho bể lươn, chủ yếu tốn tiền nước hàng tháng nhưng số tiền này không đáng kể vì nước dùng chỉ một lượng nhỏ, cho nước vào ngập chưa tới 1/3 bể nuôi. Lúc con lươn mới đem về nuôi có kích thước bằng chân nhang, nuôi khoảng 8 tháng, lươn nặng khoảng 300g - 350g/con và số lươn đạt được trọng lượng trên chiếm hơn 70% số lươn thả nuôi và đây là lươn loại I, số lươn còn lại từ 200g - 250g/con. Giá bán bình quân 250.000 đồng/kg, trừ hết chi phí, lợi nhuận 20 triệu đồng/1.000 con”.

Cũng theo ông Qui, qua 1 năm rưỡi, gia đình ông nuôi được 2 đợt lươn, tương đương 4.000 lươn giống, trừ hết chi phí, lợi nhuận 80 triệu đồng, đó là tính giá bán thương lái thu mua. Còn riêng ông Qui, nuôi lươn bán trực tiếp cho thực khách khi tới quán ăn của gia đình nên giá lươn cao hơn chút đỉnh, cộng với tiền chế biến món ăn, thì lợi nhuận tăng gấp đôi so với việc bán ra thị trường theo hình thức cân ký.

Ông Qui thông tin thêm: “Trước khi nuôi lươn, tôi đã học hỏi kinh nghiệm nuôi của nhiều hộ dân tại các địa phương. Qua nhiều mô hình, tôi thấy lươn nuôi theo hình thức làm bể bạt nilôngkhông dùng bùn nhão cho vào bể là hướng nuôi “sạch” nhất, kèm theo đó có lợi nhiều mặt hơn nuôi bằng hình thức “truyền thống” và việc lươn nuôi trong bể nước trong có thể sớm phát hiện các triệu chứng bệnh, kịp thời điều trị, giảm tỷ lệ lươn nuôi bị thất thoát và nhất là giai đoạn lươn mới bắt về nuôi, chúng rất nhỏ nếu lươn bệnh thời điểm này dễ bị chết hàng loạt nếu chậm điều trị bệnh cho chúng”.

Để đảm bảo nuôi lươn theo hướng “sạch” an toàn, ông Qui sử dụng nước tại ao nuôi hoàn toàn bằng nước máy hợp vệ sinh và dùng các loại thức ăn viên của cá da trơn làm mồi ăn hàng ngày để lươn ăn. Do vậy, mỗi đợt lươn xuất bán đạt gần 100% lượng lươn thả giống.

Ông Qui chia sẻ kinh nghiệm: “Lươn nuôi rất dễ, chỉ cần cho ăn 2 lần/ngày, buổi sáng tầm 7 giờ, buổi tối trong khoảng thời gian 18 giờ - 20 giờ. Đặc biệt phải chú ý thay nước bể nuôi thường xuyên, lươn ăn xong buổi sáng là tiến hành tháo nước trong bể ra và đưa nước mới ngay vào bể và vòng xoay cứ tiếp tục vào sáng hôm sau, phải thay nước mỗi ngày, nếu quên lươn có thể bị chết hàng loạt vì chúng quen sống trong môi trường nước sạch”.

Nuôi lươn thì không tốn công chăm sóc nhiều và ít bị bệnh, nếu có bệnh chỉ là bị ghẻ, loại bệnh này rất dễ trị, chỉ cần mua thuốc về xử lý nước trong bể nuôi lươn hết ngay ngày hôm sau. Với hiệu quả nêu trên, tới đây ông Qui sẽ mở rộng bể nuôi và tăng số lượng lươn nuôi lên 10.000 con/năm nhằm tăng nguồn thu nhập cho gia đình, ổn định cuộc sống cũng như mong muốn cung cấp “lươn sạch” đến tay người tiêu dùng.

Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thuận Hòa (Châu Thành) Lưu Giang Điều đánh giá: “Mô hình nuôi lươn của ông Văn Tấn Qui là một trong những mô hình nuôi lươn theo hướng sạch thành công trên địa bàn xã. Lươn nuôi chiếm diện tích nhỏ, phù hợp với người dân ít đất sản xuất, nhẹ công chăm sóc, người lớn tuổi vẫn có thể nuôi được. Do vậy, Hội Cựu chiến binh xã dự kiến sẽ nhân rộng mô hình trong các hội viên trên địa bàn toàn xã nhằm tạo nguồn thu nhập ổn định cho các hội viên”.

Báo Sóc Trăng
Đăng ngày 13/07/2017
Thanh Thảo
Nuôi trồng

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:40 17/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 10:00 17/01/2025

Kinh nghiệm chọn mua cá cảnh và phụ kiện cho người mới bắt đầu

Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã, mang lại không gian sống động và thư giãn cho gia đình. Tuy nhiên, để bắt đầu hành trình này, việc lựa chọn cá cảnh và phụ kiện phù hợp là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người mới bắt đầu. Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi.

Cá cảnh
• 11:30 16/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 19:19 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 19:19 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 19:19 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 19:19 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 19:19 19/01/2025
Some text some message..