Mô hình nuôi tôm nước lợ tại xã Hải Lạng (Tiên Yên): Mở hướng đi mới

Phát huy thế mạnh ven biển và diện tích nuôi trồng thủy sản lớn, mô hình nuôi tôm nước lợ tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên đang mở ra hướng đi mới giúp nhiều hộ nuôi tôm nâng cao thu nhập và đưa nghề nuôi tôm phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương…

Mô hình nuôi tôm nước lợ tại xã Hải Lạng (Tiên Yên): Mở hướng đi mới
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước lợ thâm canh của gia đình anh Tạ Văn Tí, thôn Đồi Mây, xã Hải Lạng.

Theo quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ tập trung huyện Tiên Yên đến năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện đạt trên 2.190ha (chủ yếu nuôi tôm). Trong đó, xã Hải Lạng được quy hoạch thành vùng nuôi tôm tập trung lớn nhất huyện với hơn 1.020ha. Ước sản lượng riêng từ vùng nuôi tôm của xã đến năm 2020 đạt trên 800 tấn.

Những năm 2010 trở về trước, hầu hết diện tích nuôi tôm của xã Hải Lạng đều tập trung nuôi theo hình thức quảng canh (thả tôm, cá kết hợp), ít được đầu tư nên năng suất và hiệu quả kinh tế thu nhập từ con tôm thời điểm đó khá bấp bênh. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, nhiều hộ nuôi tôm trong xã đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật, máy móc, chuyển đổi diện tích nuôi tôm quảng canh sang thâm canh và bán thâm canh.

Theo thống kê của xã Hải Lạng, hiện nay, toàn xã có hơn 1.000ha diện tích nuôi trồng thủy sản với 407 hộ nuôi (chủ yếu nuôi tôm và cá nước lợ). Trong đó có 48ha với 79 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh và bán thâm canh (tăng 40,4ha; 66 hộ so với năm 2015).

Với diện tích 8ha nuôi tôm quảng canh và 2ha thâm canh, gia đình ông Nguyễn Văn Viện, thôn Đồi Mây là một trong những chủ nuôi tôm lớn của xã Hải Lạng hiện nay. Đầu năm 2014, ông Viện đã mạnh dạn đầu tư gần 600 triệu đồng cải tạo chuyển đổi 2ha diện tích quảng canh sang nuôi thâm canh con tôm thẻ chân trắng. Tại vị trí nuôi, ông đã chia thành 7 ô, trong đó 4 ao nuôi chính còn lại là các ao lắng xử lý nguồn nước đầu vào.

Ông Viện cho biết: Năm đầu tiên áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh do gặp phải dịch bệnh, ít kinh nghiệm chăm sóc nên sản lượng tôm đạt thấp. Tuy nhiên, bước sang năm 2015, gia đình tôi đã tập trung đầu tư con giống, xử lý ao nuôi, phòng dịch, sắp xếp nuôi khoa học, hợp lý (1 năm nuôi 2 vụ) nên đàn tôm sinh trưởng, phát triển rất tốt. Kết quả, đã thu được 17,5 tấn tôm thương phẩm, lợi nhuận gần 1 tỷ đồng. Năm 2016, 4 ao tôm tiếp tục thu được 22,5 tấn, lãi 1,5 tỷ đồng.

“Vụ tôm vừa qua, gia đình tôi đã thu hoạch bán 13 tấn tôm thương phẩm, thu lãi 780 triệu đồng. So với nuôi tôm quảng canh mặc dù chi phí đầu tư nuôi tôm thâm canh cao nhưng bù lại sản lượng thu hoạch thường gấp 2-3 lần. Trong khi đó, việc phòng chống dịch bệnh trên con tôm thẻ chân trắng dễ kiểm soát hơn”- ông Viện nhấn mạnh.

Rõ ràng, việc chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm thâm canh đang là hướng đi mới phù hợp với xã ven biển Hải Lạng. Để khuyến khích các hộ nuôi tôm tập trung theo đúng quy hoạch của huyện, thời gian qua, địa phương đã vận động các hộ dân mạnh dạn chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh sang thâm canh và bán thâm canh. Từ việc chuyển đổi sang mô hình nuôi thâm canh, nhiều hộ đã áp dụng biện pháp kỹ thuật nuôi tiên tiến nên sản lượng con tôm ngày càng tăng cao. Tính riêng 8 tháng đầu năm 2017, sản lượng tôm toàn xã ước đạt hơn 215 tấn (trong đó nuôi theo thâm canh được trên 150 tấn).

nuôi tôm nước lợ, mô hình nuôi tôm, nuôi tôm, nuôi tôm thâm canh, tôm thương phẩm

Nhằm giúp các hộ dân nâng cao kỹ thuật nuôi tôm, cuối tháng 6-2017, xã Hải Lạng vừa phối hợp với Phòng NN&PTNT tổ chức lớp nghề nuôi tôm theo hình thức thâm canh cho hơn 50 hộ dân tham gia.

Bà Bùi Thị Thơ, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hải Lạng cho biết: Để khai thác hết thế mạnh nuôi tôm nước lợ, từ năm 2013 đến nay địa phương đã ưu tiên vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ vốn vay cho các hộ nuôi quy mô lớn theo hình thức thâm canh. Năm 2014, xã đã hỗ trợ dự án nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh cho 6 hộ với kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng. Kết thúc dự án thấy mô hình hiệu quả, nhiều hộ trong xã đã tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bằng hình thức thâm canh. Từ 2015 đến nay, xã đã giải ngân hơn 1 tỷ đồng vốn hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất các mô hình nuôi tôm tập trung.

Riêng về đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi tôm, đến nay, xã đã xây dựng được 6 tuyến đường với chiều dài hơn 3km. Ngoài ra, đầu tư lưới điện ra khu nuôi trồng thủy sản tập trung với chiều dài tuyến trên 2km (bao gồm 2 trạm biến áp). Đặc biệt hằng năm, địa phương đều phối hợp với huyện mở các lớp tập huấn nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm) cho các hộ tham gia để nâng cao kỹ thuật sản xuất, áp dụng thực tiễn hiệu quả. Đồng thời, địa phương còn tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các hộ dân cải tạo ao nuôi, kiểm soát chất lượng con giống, dịch bệnh trước khi đưa vào nuôi. Nhờ đó, sản lượng và giá trị con tôm thu hoạch ngày càng tăng cao. Đặc biệt, thời gian tới với thế mạnh sẵn có, huyện sẽ tiếp tục dành nguồn vốn ưu tiên đầu tư hạ tầng vào vùng nuôi tôm theo quy hoạch chắc chắn con tôm nước lợ ở xã Hải Lạng sẽ ngày càng phát triển.

Báo Quảng Ninh
Đăng ngày 15/09/2017
Phạm Tăng
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 900 tàu cá trong năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 4511/QĐ-UBND ngày 28/12/2024 phê duyệt danh sách tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Ngư dân
• 09:41 08/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 05:22 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 05:22 09/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 05:22 09/01/2025

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 900 tàu cá trong năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 4511/QĐ-UBND ngày 28/12/2024 phê duyệt danh sách tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Ngư dân
• 05:22 09/01/2025

Biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học là giải pháp đã và đang được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mầm bệnh. Đây là hướng đi hiệu quả và bền vững mà ngành tôm đang hướng tới trong tương lai.

Người dân
• 05:22 09/01/2025
Some text some message..