Thị trường giá tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam
Tình hình xuất khẩu tôm
Giá tôm thẻ chân trắng thương phẩm giảm sâu, kết hợp tỷ lệ thành công mô hình nuôi đạt thấp, người nuôi tôm đối diện thua lỗ, treo ao. Giá trị và sản lượng tôm Việt Nam, so các nước sản xuất tôm hàng đầu thế giới như Ecuador, Ấn Độ giảm giá trị do tôm chúng ta sử dụng thuốc kháng sinh, hoá chất, quá nhiều trong quá trình nuôi, dẫn đến tồn dư, lưu trữ trong sản phẩm xuất khẩu.
Giá xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ tháng 5/2023 lần lượt các nước trong top 4 gồm: Ấn Độ 8,20 USD/kg; Ecuador 6,85 USD/kg; Indonesia 8,05 USD/kg; Việt Nam 10,92 USD/kg.
Với giá tôm xuất khẩu như trên, khách hàng Mỹ sẽ ưu tiên lựa chọn sản phẩm tôm giá rẻ để sử dụng, tôm Việt Nam thất thế trước các đối thủ trên, khi bước vào thị trường này. Tồn tại lớn nhất trong sản xuất tôm thẻ chân trắng hiện nay của Việt Nam chính là chi phí sản xuất 1 kg tôm thương phẩm quá cao.
Ví dụ size 50 con/kg, của Việt Nam là 4 USD/kg, cao hơn tôm của Ecuador đến 1,5 USD/kg và cao hơn tôm Ấn độ là 1 USD/kg. Đối với size 50 - 60 con/kg, chi phí sản xuất của Ecuador khoảng 2,3 - 2,4 USD, trong khi của Ấn Độ là 3,4 - 3,8 USD, còn Việt Nam lên đến 4,8 - 5 USD. Nguyên nhân chính, do giá thành sản xuất tôm Việt Nam quá cao, nhưng tỷ lệ mô hình nuôi tôm thành công của Việt Nam thấp hơn so với 2 nước trên.
Tình hình nuôi tôm tại ĐBSCL
Đến thời điểm đầu tháng 8/2023, khi chúng tôi thực hiện bài viết này, thị trường giá tôm thẻ chân trắng tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, thủ phủ nghề nuôi tôm của cả nước, đã có những tín hiệu tích cực, giá tôm thương phẩm đã có những dấu hiệu khởi sắc, tăng nhẹ.
Tuy nhiên, với tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng nghiêm trọng, chu kỳ khô hạn khu vực ĐBSCL diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ dịch bệnh tôm tăng cao trong thời gian tới.
Bà con nuôi tôm cần thiết kế, xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, phù hợp tình hình thực tế, đảm bảo chủ động đối phó thiên tai, diễn biến thời tiết. Sản xuất tôm theo hướng tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản xuất 1 kg tôm thương phẩm, hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình nuôi. Phát triển mô hình nuôi tôm theo hướng ổn định, bền vững, tăng tỷ lệ thành công mô hình, tôm tăng trưởng nhanh, hệ số chuyển hoá thức ăn FCR thấp, tăng hiệu quả lợi nhuận sau cùng... là mục tiêu chúng ta cần hướng tới, áp dụng đạt hiệu quả.
Cần thay đổi cho phù hợp?
Mô hình nuôi
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao, bà con thường thả nuôi mật độ dày ≥ 250 con/m2, ở thời điểm hiện tại, mô hình này không phù hợp. Giá tôm thấp như hiện nay, nuôi mật độ cao, đồng nghĩa chi phí sản xuất sẽ tăng cao, người nuôi khó có lãi.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao. Ảnh: Tép Bạc
Mặt khác, nuôi mật độ dày, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro như môi trường biến động thường xuyên, tăng nguy cơ dịch bệnh. Nuôi mật độ dày, môi trường mau ô nhiễm, kéo dài thời gian nuôi, tôm tăng trưởng chậm, dễ gặp sự cố, hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) tăng cao, tỷ lệ thành công mô hình thấp.
Ở thời điểm hiện nay, bà con chủ động điều chỉnh mật độ nuôi phù hợp, theo hướng giảm thấp ≤ 150 con/m2, nuôi mật độ thưa, giúp tôm phát triển nhanh, giảm áp lực chi phí cho người nuôi, giảm rủi ro trong quá trình nuôi, giảm nguy cơ dịch bệnh cho tôm, cải thiện và tăng chất lượng môi trường theo hướng tích cực.
Quy trình nuôi
Áp dụng quy trình nuôi phù hợp, là yếu tố thứ hai. Một quy trình nuôi phù hợp trong giai đoạn hiện nay đó là đảm bảo yêu cầu tiết giảm tối đa trong xây dựng cơ sở hạ tầng.
Trong đó, sự kết nối chặt chẽ, có hiệu quả, giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, được quan tâm, ưu tiên hàng đầu. Quy trình nuôi phù hợp bà con cần đặc biệt quan tâm thiết kế, đầu tư cơ sở hạ tầng theo hướng đơn giản, dễ đầu tư, khấu hao ít, chi phí thấp, nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật khi vận hành.
Đầu tư đồng bộ hệ thống lọc nước tuần hoàn, tái sử dụng nguồn nước nuôi, hạn chế thay nước, hạn chế tác động môi trường nuôi và môi trường xung quanh là những tiêu chí quan trọng, cần được ứng dụng vào mô hình nuôi tôm hiện nay.
Các tiêu chí này giúp bà con tiết kiệm chi phí, ổn định môi trường, giúp tôm nuôi tăng trưởng ổn định, phát triển mô hình nuôi theo hướng bền vững.
Sử dụng sản phẩm
Khi bà con đã bố trí mật độ nuôi phù hợp, trên nền tảng áp dụng quy trình, việc chọn lựa, sử dụng sản phẩm phù hợp là yếu tố thứ ba, hỗ trợ mô hình phát triển ổn định, đảm bảo mục tiêu, tiêu chí ban đầu.
Sử dụng sản phẩm phù hợp là yếu tố quan trọng trong nuôi tôm. Ảnh: Tép Bạc
Với giá tôm thương phẩm như hiện nay, lựa chọn thức ăn nuôi tôm và các sản phẩm hỗ trợ cần được tính toán, chọn lọc. Bà con sử dụng thức ăn đạm thấp ≤ 40% dùng nuôi tôm thẻ chân trắng giai đoạn hiện nay là phù hợp.
Về sinh học dinh dưỡng của loài, hàm lượng đạm trên vẫn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho tôm thẻ chân trắng phát triển, tôm sử dụng phù hợp, đảm bảo tăng trưởng ổn định.
Mặt khác, khi điều chỉnh mật độ nuôi giảm thưa, dùng thức ăn 38 – ≤ 40 % giúp ao tôm của bà con hạn chế ô nhiễm môi trường, hạn chế khí độc phát sinh do cho tôm ăn dư đạm. Về chi phí giá thành, do thức ăn tôm chiếm từ 1/3 – 1/2 giá thành sản xuất, chọn thức ăn đạm thấp, giúp bà con tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất, giảm 15 – 20 % giá thành sản xuất 1 kg tôm thương phẩm so với việc dùng đạm > 40 %.
Riêng vấn đề sử dụng thuốc, hoá chất và các chất bổ xung. Khi giảm mật độ nuôi, vận hành hệ thống lọc tuần hoàn, dùng thức ăn đạm thấp, thường xuyên sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường việc dùng thuốc, hoá chất rất hạn chế và tiết kiệm. Chính việc hạn chế sử dụng các yếu tố đã phân tích trên, cũng góp phần đưa giá thành sản xuất tiếp tục giảm thấp như mong muốn.
Khi bà con triển khai đầy đủ, đúng, hiệu quả, 3 yếu tố phù hợp trên, cũng đồng nghĩa mô hình nuôi đang phát triển theo hướng 3 tăng tích cực. Lợi nhuận tăng, là yếu tố đầu tiên mô hình này hướng đến, đạt được. Các khoản chi phí đầu vào, vật tư, trang thiết bị… sử dụng trong quá trình nuôi được điều chỉnh tiết giảm. Góp phần đáng kể, đưa giá thành sản xuất giảm theo hướng tích cực.
Mô hình phát triển theo mục tiêu hạn chế tối đa rủi ro, hỗ trợ tôm phát triển ổn định. Ảnh: Tép Bạc
Ngoài giá thành sản xuất giảm, do chủ động giảm mật độ nuôi, vận hành hệ thống lọc tuần hoàn, dùng thức ăn đạm thấp, thường xuyên sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường. Chính việc chủ động điều chỉnh trên, tác động đến thông số môi trường nuôi theo hướng ổn định, trong phạm vi cho phép.
Đồng thời, sẽ kích thích tôm tăng trưởng nhanh, cải thiện và nâng cao tỷ lệ sống, là yếu tố thứ 2 mô hình đạt được. Tôm nuôi khoẻ mạnh, hạn chế dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh virus. Mô hình phát triển theo mục tiêu hạn chế tối đa rủi ro, hỗ trợ tôm phát triển ổn định, đều cỡ. Điểm nhấn sau cùng trong 3 tăng, đó là yếu tố thành công sau cùng của mô hình sau khi ứng dụng.
Như chúng tôi đã trình bày phần trên, khi bà con triển khai đầy đủ, đúng, hiệu quả, 3 yếu tố phù hợp trên, cũng đồng nghĩa mô hình nuôi đang phát triển theo hướng 3 tăng tích cực. Riêng yếu tố tăng thứ 3, có quan hệ mật thiết với lợi nhuận và tăng trưởng tôm, cũng như tỷ lệ thành công mô hình, tỷ lệ sống tôm nuôi của bà con có được cải thiện hay không.
Nói cách khác, khi đưa mô hình này vào ứng dụng, cần đồng bộ thực hiện đầy đủ, đúng, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp, các yếu tố cấu thành vận hành mô hình. Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh công nghệ cao chưa bao giờ đơn giản, dễ như một số quan điểm. Bà con luôn đối diện nhiều khó khăn đến từ thời tiết, khí hậu, kỹ thuật, thị trường đầu vào, đầu ra, giá cả…
Hơn lúc nào hết, chúng tôi luôn đồng hành, thấu hiểu, chia sẻ, những vất cả cùng người nuôi. Luôn tìm tòi, xây dựng các mô hình mới, để bà con ứng dụng sao cho hiệu quả nhất. Trên tất cả, mong nông dân nuôi tôm an toàn, bền vững, tiết kiệm chi phí, có hiệu quả, được mùa, trúng giá, luôn có lợi nhuận cao.