Mô hình nuôi tu hài, nuôi hàu ở Hải Hậu

Tận dụng lợi thế ven biển, nhiều ao đầm của các hộ dân đã tập trung phát triển nuôi trồng các loại thủy sản như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá nước lợ, ngao vạng...; trong đó một số hộ đang khảo nghiệm nuôi tu hài và hàu.

Mô hình nuôi tu hài, nuôi hàu ở Hải Hậu
Mô hình nuôi tu hài, nuôi hàu ở Hải Hậu là hướng đi mới, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế.

Những ngày giữa tháng 8, chúng tôi về thăm vùng nuôi thủy sản của các xã Hải Phúc, Hải Đông (Hải Hậu). Sau khi thu hoạch lứa thủy sản vụ xuân, các hộ dân ở đây đang tập trung cải tạo ao đầm, chuẩn bị cho vụ nuôi mới. 

1 Vốn 3-4 lời

Vừa nhanh tay đảo cát, lọc bớt tạp chất, anh Vũ Văn Lương vừa phấn khởi cho biết, anh bắt đầu nuôi tu hài, hàu được 2 vụ. Để phát triển con nuôi mới này, anh Lương đã ra Quảng Ninh để học tập kinh nghiệm và nhập giống tu hài, hàu từ cơ sở có uy tín ở đây. Qua 2 vụ nuôi cho thấy con giống đảm bảo, tỷ lệ tu hài sống cao.

Theo anh Lương, việc đầu tư nuôi tu hài mang lại hiệu quả kinh tế cao, có khi “1 vốn lên đến 3-4 lời”. Tu hài được nuôi trong khay thả đáy; còn hàu được nuôi cột vào bè và treo giàn cắm cố định. Gia đình anh đã đầu tư hơn 1 vạn con giống tu hài để thả nuôi; sau 5 tháng cho thu hoạch với tỷ lệ sống đạt 80%, kích cỡ tu hài đạt khoảng 20 con/kg. Với giá bán 220 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư, người nuôi thu lãi lên đến 150 nghìn đồng/kg.

Kinh nghiệm nuôi tu hài

Anh Lương chia sẻ: “Tu hài, hàu là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, sống vùi mình dưới lớp cát dày từ 35 đến 40cm trở lên. Đây là loại cát không pha bùn, có nhiều mảnh vụn của vỏ nhuyễn thể, san hô. Thức ăn của tu hài là các loài tảo, phù du sinh vật có trong nước biển”. Quá trình hút nước và lọc thức ăn rồi phun nước ra ngoài của tu hài có tác dụng làm sạch môi trường nước biển. Để tạo nguồn thức ăn, anh đã cấy các loại tảo nhằm tạo môi trường nuôi tự nhiên cho tu hài, hàu.

Bên cạnh đó, anh lấy vỏ con hàu đổ bao xung quanh bờ để tạo chất đá vôi. Tu hài nuôi không phải cho ăn, nên hiệu quả kinh tế cao. Từ hiệu quả qua 2 vụ nuôi, anh sẽ nhân giống để tiếp tục phát triển mở rộng vùng nuôi.

Thời gian nuôi tu hài từ con giống cấp hai đạt đến thương phẩm (0,6 đến 0,7 lạng/con) phải từ 14 đến 15 tháng. Do thời gian kéo dài, để đạt hiệu quả cao, các hộ tham gia nuôi trồng cần xác định phải nắm chắc khâu kỹ thuật, từ chọn vị trí nuôi, làm bãi, lựa chọn con giống hiệu quả và tránh rủi ro khi gặp thiên tai bão lụt. Đặc biệt cần chú ý đến vấn đề dịch bệnh do tu hài, hàu thường mắc là bệnh nội ký sinh trùng Perkinsus.

Bên cạnh đó, vùng nuôi phải kín gió, giàu phù du sinh vật, nước biển trong sạch không bị ô nhiễm, nước lưu thông, không bị “pha ngọt” khi mưa bão; chất đáy của vùng nuôi, tốt nhất là cát sỏi và các mảnh nhuyễn thể san hô chiếm ưu thế hoặc tận dụng vỏ hàu để tạo môi trường đá vôi cho tu hài phát triển. Độ mặn nước biển từ 28 đến 33 (phần nghìn); độ pH 7,5 đến 8,5; độ sâu đảm bảo mực nước từ 1,5 đến 2m.

Vùng nuôi cần có những thuận lợi cho việc quản lý, chăm sóc, bảo vệ tu hài. Trong nuôi bãi, cần làm tốt công tác chuẩn bị như: dọn bãi, tấm che bao bờ, phun cát, lưới phủ mặt bãi; sau đó đặt mật độ con giống trên diện tích bãi. Thông thường các bãi triều đều có đá và san hô nên phải tạo mặt bằng bãi nuôi. Khi phun cát phủ mặt bãi, cần đảm bảo độ dày từ 35 đến 40cm; mỗi bãi nuôi có diện tích ít nhất 100m2, nhiều nhất 500m2 và cần làm đường rãnh thoát nước để tránh trường hợp khi thuỷ triều kiệt làm phơi bãi, gặp mưa lâu, tu hài dễ bị chết. Thường mặt bãi nghiêng từ 3 đến 5 độ. Độ ngập nước và phơi bãi tốt nhất là 20cm so với mức thuỷ triều kiệt. Có hai cách gieo tu hài giống xuống bãi: Nếu nước kiệt thì dùng cây nhọn đường kính bằng con giống rồi chọc lỗ, thả giống, mật độ (10x10)cm. Nếu nước thuỷ triều xấp xỉ mặt bãi, dùng tay vãi đều con giống, đảm bảo mật độ như cấy tu hài như trên, sau 10 phút con giống sẽ tự vùi mình xuống cát để làm nơi ở cố định.

Mô hình nuôi tu hài, nuôi hàu ở Hải Hậu là hướng đi mới, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, để nghề nuôi tu hài và nuôi hàu phát triển bền vững còn phải cần rất nhiều yếu tố đảm bảo như con giống phải sạch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng; không để ô nhiễm môi trường nuôi; cạnh tranh lành mạnh, cùng hợp tác trong ngăn chặn dịch bệnh; diện tích, số lượng nuôi cũng phải được quy hoạch, tính toán cụ thể, không để phát triển tự phát như thời gian vừa qua. Phòng NN và PTNT khuyến cáo các hộ nuôi cần thường xuyên cập nhật thông tin để nắm vững nhu cầu của thị trường và với các loại dịch bệnh có thể phát sinh.

Báo Nam Định
Đăng ngày 26/08/2017
Hoàng Tuấn
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 00:23 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 00:23 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 00:23 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 00:23 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 00:23 29/12/2024
Some text some message..