Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
Nuôi tôm bảo vệ hệ sinh thái cũng cần có mã số nhận diện để thuận lợi ra thị trường

Công tác xác nhận đăng ký nuôi và cấp mã số cơ sở nuôi tôm thực hiện theo quy định của Luật Thủy sản 2017, được triển khai thực hiện từ năm 2019 đến nay. Việc này nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước trong chỉ đạo sản xuất, và nhất là đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng ở các thị trường.

Kết quả đến hết năm 2023, Cục Thủy sản tổng hợp báo cáo của 28 tỉnh có nuôi tôm cho biết, tổng số cơ sở nuôi tôm thuộc diện phải đăng ký để được cấp mã số là 346.400 cơ sở. Trong đó, mới có 80.120 cơ sở đăng ký cấp mã số (chiếm 23,1% số cơ sở phải đăng ký) và đã được cấp mã số 60.440 cơ sở (chiếm 17,4% số cơ sở cần được cấp mã số). Như thế, có 19.680 cơ sở đã đăng ký nhưng chưa đủ điều kiện hồ sơ để cấp mã số (chiếm 5,7% số đã đăng ký), tỷ lệ này cao hơn năm 2022 (chỉ 3,3%).

Những tỉnh có tỷ lệ cao về số cơ sở chưa đủ điều kiện hồ sơ để cấp mã số so với số phải đăng ký là Bến Tre 88,6% (với 5.371 cơ sở chưa đủ điều kiện để cấp trên số phải đăng ký 6.000 cơ sở); Khánh Hoà 64,1% (với 1.121/1.748 cơ sở); Quảng Ngãi 50% (với 1.000/2.000 cơ sở). 

Bốn tỉnh có tổng số cơ sở thuộc diện phải đăng ký để được cấp mã số nhận diện lớn nhất nước ta là là Cà Mau 160.212 cơ sở, Bạc Liêu 49.740 cơ sở, Sóc Trăng 41.198 cơ sở, Kiên Giang 29.836 cở sở. Tỷ lệ cơ sở đã được cấp mã số nhận diện ở 4 tỉnh này: Cao nhất là Kiên Giang với 95,2% (đã cấp 28.426 cơ sở), kế đến Bạc Liêu 30,2% (đã cấp 15.010 cơ sở), Sóc Trăng 9,2% (đã cấp 3.809 cơ sở), cuối cùng là Cà Mau 5,9% (đã cấp 9.442 cơ sở).

Kết quả rất thấp trên, theo Cục Thủy sản do 2 nguyên nhân nhân: Nuôi nhỏ lẻ và vướng mắc về thủ tục đất đai. Số cơ sở nuôi nhỏ lẻ chiếm đa số, người dân chưa nhận thức và chưa hiểu rõ mục đích của việc đăng ký, cấp mã số. Một số địa phương có cơ sở nuôi ở địa bàn xa cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp mã số (cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh) nên khó khăn khi thực hiện nộp hồ sơ.

Nhiều cơ sở nuôi tôm không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng giao, cho thuê đất/mặt nước để nuôi trồng thủy sản theo quy định. Do giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không chính chủ; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ dân nuôi tôm là đất trồng lúa, đất rừng, trồng cây hàng năm, đất ven sông, ... nhưng chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng sang nuôi tôm theo quy định của Luật Thủy sản 2017. Không ít cơ sở nuôi tôm đã dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp cho ngân hàng vay vốn sản xuất nên gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sang đất nuôi tôm (không lấy được sổ ra để thực hiện các thủ tục chuyển mục đích sử dụng).

Cục Thủy sản nhấn mạnh, việc đăng ký nuôi và cấp mã số cho cơ sở nuôi tôm nước lợ là rất quan trọng để quản lý an toàn thực phẩm, đảm bảo truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm tôm vào các thị trường. Cho nên, Cục Thủy sản kiến nghị: “Bộ NN&PTNT hướng dẫn và chỉ đạo địa phương tổ chức triển khai quyết liệt những nội dung đã được sửa đổi ngay sau khi Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 26/2019/NĐ-CP được ban hành. Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai nhanh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định đối với các vùng đã quy hoạch, lập kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản, xử lý các vướng mắc để tạo thuận lợi cho người nuôi trồng thủy sản thực hiện đăng ký”. 

Đăng ngày 18/03/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Quy hoạch cả nước có 36 cảng biển

Ngày 16/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 140/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cảng biển
• 10:55 20/01/2025

Thủy sản năm 2024 tăng sản lượng và xuất khẩu

Ngày 3/1/2025, Cục Thủy sản hội nghị tổng kết cho biết, năm 2024 so với năm 2023, sản lượng thủy sản tăng 2% và kim ngạch xuất khẩu tăng 12,1%. Tuy nhiên, sản lượng khai thác vẫn tăng 0,6% mà không giảm theo kế hoạch và một số vấn đề khác rất cần quan tâm khi bước sang năm 2025.

Tôm thẻ
• 10:12 06/01/2025

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 09:51 27/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:54 20/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 22:25 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 22:25 28/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 22:25 28/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 22:25 28/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 22:25 28/01/2025
Some text some message..