Mỗi con cá Koi đẻ hơn 2 triệu đồng/năm

Mấy năm nay, giới chơi sinh vật cảnh ở phía Bắc đã dần làm quen với thú chơi mới là cá chép Koi - quốc ngư của Nhật Bản.

cá koi
Cá Koi

Một trong những người đầu tiên đưa Koi từ miền Nam ra Hà Nội, thuần hóa chúng và cho chúng sinh sản được là anh nông dân Nguyễn Hữu Văn ở thôn Văn Khê (xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai). 

Những tưởng nuôi chơi...

Vốn có nghiệp sản xuất cá giống truyền thống như trắm chép, năm 2012 anh Văn vào Nam chơi và tình cờ gặp rồi mê mẩn loài cá xa lạ, chép Koi. Quyết tâm nuôi thử, anh liền mua thử 12 con cá giống chỉ to bằng ngón tay, đóng túi oxy rồi nhét vào balo, ngược tàu 36 tiếng ra Bắc. Lúc đó, vì cá nhỏ anh còn không biết con nào đực, con nào cái mà chỉ biết chọn theo màu sắc mình ưa thích.

May mắn là cả 12 con cá giống đều khỏe mạnh, bình yên cập bến mới. Bình thường người nuôi Koi thường thả chúng trong các hồ, bể nhưng anh Văn lại thả chúng xuống ao. Một cái ao đất rộng khoảng 1 sào được dọn sạch cá tạp, lọc nước cẩn thận để sẵn sàng đón Koi. Cũng khác với mọi người thường nuôi Koi bằng thức ăn công nghiệp anh lại nấu cám ngô lên cho chúng ăn.

Vì thả thưa lại nuôi trong ao đất nên chúng lớn nhanh như thổi, khoảng nửa năm đã đạt trọng lượng 1,5 - 1,7kg. Kiểm tra bằng cách bóp bụng đã thấy cá cái xuất hiện trứng, cá đực cũng thành thục, anh liền tiêm kích dục tố với liều lượng như cá chép, sau đó 8 tiếng thì cá đẻ tuy nhiên không được róc, tỷ lệ trứng thụ tinh đạt thấp.

Cá sau khi tiêm được cho vào bể riêng, có phủ bèo tây để chúng đẻ theo cách tự nhiên và thụ tinh cũng tự nhiên nốt. Trứng cá bám vào rễ bèo, nếu trời nóng chỉ 3 ngày là nở còn trời lạnh phải mất 5 ngày. Khi nở cá được vợt hớt ra ao ươm…

Vụ sau, anh Văn thử chuyển đổi từ dùng kích dục tố của Trung Quốc sang dùng não cá chép cái (chép thường) ngâm aceton để cho khô rồi nghiền nhuyễn, pha với nước cất để tiêm. Chỉ sau 6 tiếng là cá đẻ, trứng rất róc, tỷ lệ thụ tinh đạt 60%. Hơn thế con nở ra khỏe mạnh không dị tật (trước dùng kích dục tố có 5% bị dị tật cong đuôi, cong người, mất mang), sau đẻ cá bố mẹ khỏe hơn, vỗ tốt nhanh phát dục hơn.

Lúc đầu anh cho Koi đẻ theo từng cặp bố mẹ, đánh số cẩn thận bằng cách cắt vây rồi ghi vào sổ để về sau cứ nhìn cá bố mẹ là biết được màu sắc của cá con, con nào xấu thì đào thải con nào đẹp thì giữ lại. Khi đã thành thục về kỹ thuật rồi anh Văn như một họa sĩ phối màu có thể điều chỉnh bằng cách ghép đực nọ với cái kia để tạo ra thế hệ con lai đạt màu sắc đẹp, tốc độ sinh trưởng nhanh như mong muốn. 

...Mà ra tiền thật

Một năm cá Koi có thể đẻ 4 - 5 lứa nhưng số lượng trứng mỗi đợt chỉ 2.500 - 3.000 quả, tỷ lệ chọn lọc từ bột lên hương chỉ đạt khoảng 35%, ít hơn nhiều so với chép ta. Cá con cũng được nuôi trong ao đất như cá bố mẹ, khi đã đạt kích cỡ nhất định thức ăn của chúng chủ yếu là cám ngô nấu với tỷ lệ 10 kg ngô + 3-5 lạng cá tươi. Ưu điểm của việc ăn cám nấu này giá rẻ, không bị thối nước, không bị trương ruột như khi ăn bằng ngô, thóc, sắn khô sống.

Cá chép Koi chịu lạnh ngang với chép ta, chịu nóng cũng rất tốt nên rất thích hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở miền Bắc. Khi đã có nhiều Koi anh Văn đành nuôi lẫn chúng với các loại cá thường. Mỗi lần đánh cá giống lên bán, dính phải cá Koi, ai cũng nắc nỏm: “Cá gì mà đẹp thế hả anh Văn?” rồi thì “Cá này… chế biến món gì thì ngon hả anh Văn?”. Anh cũng thực thà trả lời luôn: “Đó là cá chép Koi của Nhật. Luộc với cúc tần rồi chấm tương là ngon nhất”.


Anh Văn kiểm tra cá Koi trước khi xuất bán

Quả thực trước đó vì tò mò anh cũng đã có đem luộc thử nghiệm một con Koi nặng 2kg với nắm cúc tần rồi chấm tương để ăn cho biết. Thịt Koi dai, đậm và ngon hơn hẳn cá chép thường. Phải mất mấy chục lần đánh bắt lên tráng rồi lại thả xuống ao để giới thiệu cho khách, tốn mất cả năm ròng cuối cùng thì cũng có một ông Giám đốc Cty mây tre đan chịu mua Koi. Từ đó người nọ đồn người kia, khách đến mua mỗi lúc một đông.

Khi thị trường cá giống truyền thống trở nên ảm đạm, hàng bán ra lãi rất mỏng, anh Văn liền xoay chuyển hẳn sang hướng sản xuất cá cảnh Koi. Ngoài cái ao đất ngoài đồng nuôi Koi anh còn cho làm một cái bể lớn ở giữa sân nhà để giới thiệu sản phẩm một cách trực quan, sinh động. Cá Koi con nuôi khoảng trên 3 tháng khi đạt kích cỡ chiều dài thân 8 - 10cm là có thể bắt đầu bán với giá 50.000đ/con và khi trên 5 tháng đạt kích cỡ 15 - 17cm thì có giá bán 100.000đ/con. Đó là những con cá nhỏ, dễ bán vì giá hợp lý còn cá to, đẹp, kích cỡ 3 - 4kg có thể có giá tới 2 - 3 triệu đồng nhưng lại khá kén khách mua.

25 cặp cá giống chọn lọc từ 12 con ban đầu nay con mẹ to nhất đạt trọng lượng 3,5kg và con bố to nhất đạt 2kg, lên chức cụ kị từ lâu nhưng vẫn sinh sản đều đều, chưa có biểu hiện gì là già nua, phải loại thải cả. Từ một thú chơi anh đã chuyển sang một nghiệp sản xuất cá Koi giống mà cứ như lời anh thì nhàn tênh mà một năm cũng đút túi lãi được 60 - 70 triệu chỉ bằng 25 con cá mẹ. Tính ra, mỗi con cá cái mỗi năm “đẻ” cho anh hơn 2 triệu tiền lãi.

Thời gian tới, anh dự định khi thị trường rộng mở sẽ không nuôi theo kiểu xen ghép Koi với cá thường nữa mà nuôi riêng để tăng năng suất. Hiện 20 con cá hậu bị đã sẵn sàng bổ sung vào đội ngũ cá bố mẹ để có thể “đẻ” ra được nhiều tiền hơn nữa cho chủ nhân của chúng.

“Koi có nhiều dạng màu sắc nhưng cơ bản nhất là đỏ trắng, đỏ vàng và đỏ đen. Tôi cũng đã từng thử nghiệm ghép 5 cá đực 1 cá cái để tạo ra thế hệ cá con có nhiều màu sắc nhưng không ổn định về di truyền nên lại quay về mô hình 1 đực 1 cái”, anh Văn chia sẻ.

Tuổi thọ của chép Koi rất cao, con kỷ lục nhất được ghi nhận sống tới 230 năm. Giá trung bình của một con Koi đẹp tại Nhật có thể đạt 100 - 300 USD nhưng một con Koi độc đáo, quý hiếm nhất từng được trả giá tới 2,2 triệu USD.

Koi được tôn sùng là quốc ngư của Nhật Bản nhưng nguồn gốc của nó ban đầu cũng rất tầm thường, chỉ là một loại cá chép được nuôi để làm thực phẩm. Sau đó người Nhật đã nhận ra màu sắc hết sức đa dạng của các thế hệ con lai của chúng khi bố mẹ được nuôi chung với nhau nên đã chủ động tiến hành lai tạo để tạo ra giống cá cảnh đẹp mắt theo đúng ý muốn của mình.

Chơi cá Koi dần trở thành phong trào ở Nhật Bản đến mức năm 1914 để tôn vinh hoàng tử Hirohito, nước này đã tổ chức hẳn một cuộc triển lãm chuyên đề về Koi đầu tiên tại Tokyo và đảo Niigata chính thức được mang tên Niigata Koi. Từ đây, cá Koi với 2 màu chủ đạo "đỏ và trắng" được mọi người săn đón nhiệt tình.

Nông Nghiệp Việt Nam, 14/06/2017
Đăng ngày 14/06/2017
Trọng Nhân
Nông thôn

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Top mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cao nhất hiện nay

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là nghề nuôi cá lóc, đang có những bước tiến vượt bậc nhờ áp dụng các mô hình hiện đại.

Cá lóc
• 10:17 23/01/2025

Tôm cá Cà Mau tưng bừng cận Tết

Càng cận Tết Ất Tỵ, các vùng quê truyền thống tôm cá Cà Mau càng tưng bừng nét cổ truyền đan xen hiện đại từ ruộng đồng thu hoạch đến làng nghề chế biến để đưa sản phẩm đi bốn phương.

Thu hoạch tôm
• 10:17 23/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 10:17 23/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:17 23/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:17 23/01/2025
Some text some message..