Mối liên hệ giữa hình dáng cơ quan sinh dục của cá và kẻ thù

Khi kẻ săn mồi đang rình rập xung quanh, loài cá muỗi (Gambusia hubbsi) đực thay đổi cách thức giao hợp, chúng bỏ qua những động tác “tán tỉnh” tỷ mỷ, thay vào đó là động tác mau lẹ và đôi khi sinh động hơn đối với con cái.

Cơ quan sinh dục cá muỗi
Cá muỗi đực (a) và bộ phận chuyển tinh dịch (b). Mối đe dọa từ vật săn mồi liên quan đến sự khác nhau ở hình dáng của đầu vây giao cấu - Ảnh: NC

Tuy nhiên, theo nghiên cứu gần đây của Đại học phía bắc bang Carolina (NC) chỉ ra rằng, loài cá muỗi này không chỉ thay đổi hoạt động giao hợp khi có kẻ săn mồi gần đó. Hình dáng và kích cỡ của cơ quan sinh dục cá đực có liên quan đến sự xuất hiện hay biến mất của kẻ thù.

Nghiên cứu sinh Justa Heinen-Kay và phó giáo sư, nhà sinh học R. Brian Langerhans thuộc NC, trong một bài báo xuất bản trên Tạp chí “Journal of Evolutionary Biology”, chỉ ra rằng cá tồn tại với sự có mặt của kẻ thù sẽ có vây giao cấu dài, nhiều xương hơn và thon hơn những con cá khác. Vây giao cấu là cơ quan vận chuyển tinh dịch ở các loài cá đẻ con.

Sự “dài hơn, nhiều xương hơn và thon hơn” đương nhiên ở những loài cá nhỏ, độ dài của bộ phận này nói chung chỉ khoảng 1mm. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những con cá đực sống trong điều kiện có kẻ thù bên cạnh sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai với con cá cái.

"Khi kẻ săn mồi rình rập, cá muỗi đực sẽ cố gắng để giao hợp với cá cái một cách hiệu quả nhất bởi vì tỷ lệ chết là rất cao" Heinen-Kay cho biết. "Chúng tôi đưa ra một giả thuyết rằng, cá muỗi phát triển vây giao cấu nhiều xương hơn và thon dài hơn như là một cách để giao hợp thuận lợi kể cả khi cá cái không phối hợp"

"Về cơ bản, những con cá đực cần phải chuyển càng nhiều và càng nhanh tinh dịch càng tốt, việc thay đổi hình dáng vây giao cấu này cho phép chúng thực hiện điều đó tốt hơn", Langerhans cho hay.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu mang tên “những lỗ màu xanh” ở Bahamas. Những lỗ thí nghiệm lớn này là những cái hang chứa nước cách đây 17.000 năm về trước; Langerhans gọi chúng là những đảo nước. Một trong số chúng có xuất hiện kẻ thù của cá muỗi sinh sống, một số đảo khác thì không có.

"So sánh cá muỗi thông qua những lỗ màu xanh chỉ ra rằng lối sống ăn thịt có liên quan đến những thay đổi có tính chất tiến hóa ở hệ sinh dục của cá đực", Langerhans cho biết. "Đó là điều thú vị và hấp dẫn khi nghiên cứu về nguyên nhân và dự đoán những sự thay đổi có tính chất tiến hóa"./.

Theo Sciencedaily, 11/10/2013
Đăng ngày 17/10/2013
Nguyễn Dương
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 11:14 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:14 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 11:14 17/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 11:14 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 11:14 17/02/2025
Some text some message..