Mối liên kết của EHP và vi khuẩn Vibrio trong hội chứng phân trắng

Nghiên cứu mô tả sự phát triển của hội chứng phân trắng trong điều kiện thí nghiệm khi tôm bị nhiễm đồng thời EHP và Vibrio parahaemolyticus.

hội chứng phân trắng
Hội chứng phân trắng trên tôm.

Trước khi đi vào nghiên cứu, ta cần hiểu rõ về tầm quan trọng của hệ vi sinh vật ở hệ thống tiêu hóa của tôm. Thành phần vi sinh vật chiếm ưu thế ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng, khả năng tiêu hóa và miễn dịch của tôm. Khi mật độ của các vi khuẩn có hại tăng cao, chúng sẽ gây mất ổn định hệ vi sinh vật bên trong các cơ quan này, gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của tôm khiến tôm dễ dàng nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, tập tính ăn thịt đồng loại góp phần cơ hội cho nhóm vi khuẩn này dễ dàng xâm nhập.

Để làm rõ hơn mối quan hệ giữa EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) và hội chứng phân trắng cũng như tìm hiểu thêm về những tác nhân có thể dẫn đến hội chứng phân trắng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm để làm rõ điều này.

Để chuẩn bị cho thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân lập vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus từ quần đàn tôm thẻ ở ao nuôi thương phẩm có biểu hiện hội chứng phân trắng rồi tiến hành nuôi cấy. Nhóm tôm nhiễm EHP được tạo ra bằng cách nuôi chung 50 cá thể tôm sạch bệnh (SPF) với nhóm 50 cá thể tôm nhiễm đã EHP trong 60 ngày. Sau khoảng thời gian trên, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp PCR và mô bệnh học để kiểm tra lại số lượng tôm nhiễm EHP. 

hội chứng phân trắng
Phân lập V.parahaemolyticus từ ống gan tụy của tôm nhiễm hội chứng phân trắng. Ảnh: Aranguren Caro.

Cảm nhiễm ngâm (microbial mmersion challenge) là phương pháp gây cảm nhiễm mà đối tượng nghiên cứu được tiếp xúc với mầm bệnh thông qua môi trường nước. Đầu tiên, chuẩn bị nồng độ vi khuẩn ở một mức nhất định. Sau đó, thả đối tượng được nghiên cứu vào trong nước có chứa vi khuẩn trong khoảng thời gian nhất định. Thông qua phương pháp này, nhóm nghiên cứu đã thả nhóm tôm sạch bệnh (SPF) và một nhóm tôm đã nhiễm EHP vào trong môi trường nước có chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus để tạo ra hội chứng phân trắng trong môi trường phòng thí nghiệm. 

Cách bố trí và kết quả của thí nghiệm được bố trí và trình bày theo bảng dưới đây:

Nghiệm thức

Bể

Nhóm

Ban đầu

Kết thúc

Tỷ lệ sống

(%)

Phân đàn (%)

WFS

 

1

1

Đối chứng âm SPF

7

6

85,7

21,4

-

2

SPF+V.Parahaemolytiucs

7

6

85,7

27,6

-

3

EHP đối chứng dương

8

8

41,6

41,6

-

4

EHP+V.parahaemolyticus

7

4

40

40

+

 

2

 

1

Đối chứng âm SPF

10

9

12

12

-

2

SPF+V.parahaemolyticus

10

8

10.1

10,1

-

3

Đối chứng dương SPF

9

4

30.8

30,8

-

4

EHP+V.parahaemolyticus

8

2

40.7

40,7

+

Qua những quan sát trong suốt quá trình nghiên cứu, cho thấy hội chứng phân trắng xuất hiện ở những cá thể tôm bị nhiễm EHP và V.parahaemolyticus là do tác động hiệp đồng của vi bào tử (microsporidian) và một dòng vi khuẩn gây bệnh (cụ thể ở đây là vi khuẩn V.parahaemolyticus) trên ống gan tụy. Trong giai đoạn đầu khi tôm nhiễm EHP những biểu hiện xuất hiện hội chứng phân trắng bao gồm hàm lượng lipid cao trong ống gan. Tuy nhiên, tại thời điểm này, tôm không có phản ứng miễn dịch tế bào rõ ràng như sưng viêm. Sau một khoảng thời gian, các tế bào biểu mô bị nhiễm EHP trong ống gan tụy sẽ bong tróc và tạo ra những vũng bị tốn thương giúp vi khuẩn có cơ hội xâm nhiễm và phát triển bệnh.

hội chứng phân trắng
Những cá thể tôm nhiễm hội chứng phân trắng trong điều kiện phòng thí nghiệm. (Ảnh từ nghiên cứu)

Kết quả của nghiên cứu cho thấy chỉ những cá thể tôm đã nhiễm EHP và sau đó được tiếp xúc với môi trường có chứa vi khuẩn V.parahaemolyticus mới xuất các biểu hiện của hội chứng phân trắng. Bên cạnh đó một số nghiên cứu tại Thái Lan cũng chỉ ra mối liên hệ giữa hội chứng phân trắng và nhóm vi khuẩn Vibrio. Cụ thể, số lượng của nhóm vi khuẩn Vibrio ở một con tôm bình thường là 1,8×107 CFU (đơn vị hình thành khuẩn lạc)/g. Còn ở những cá thể tôm nhiễm hội chứng phân trắng là 6,1×107 CFU/g. Ngoài V.parahaemolyticus, các loài vi khuẩn như V.vulnificus V.Damela cũng được tìm thấy. 

Đăng ngày 18/08/2022
Thiện Tâm @thien-tam
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021

Lỏng ruột trên tôm và những điều cần lưu ý

Trong nuôi trồng thủy sản, hiện tượng tôm bị lỏng ruột là một rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng, đặc trưng bởi tình trạng thành ruột mềm, dễ đứt gãy, phân tôm không kết dính. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nhiễm khuẩn (Vibrio spp.), độc tố thức ăn hoặc stress môi trường, dẫn đến suy giảm chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Bệnh không chỉ tác động đến tốc độ tăng trưởng mà còn làm tăng tỷ lệ hao hụt, ảnh hưởng năng suất vụ nuôi.

Hình minh họa tôm thẻ
• 12:17 19/05/2025

Dịch bệnh TPD bùng phát trên tôm

Trong thời gian gần đây, dịch bệnh trên tôm tại các vùng nuôi trọng điểm đang diễn biến phức tạp, lan rộng nhiều khu vực với tỷ lệ thiệt hại ngày càng gia tăng. Đáng chú ý nhất là sự bùng phát mạnh của bệnh TPD (bệnh gan tụy cấp tính trên tôm), gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 07/05/2025

Peptide kháng khuẩn ứng dụng trong phòng bệnh tôm

Trong nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991 nhiều loại kháng sinh được bà con sử dụng có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tôm, bằng việc hòa vào nước tạt trực tiếp xuống ao nuôi khi tôm bị bệnh hay trộn vào thức ăn cho ăn trực tiếp để phòng bệnh. Đến năm 2024 hầu hết các chủng vi khuẩn có khả năng kháng đa số các loại kháng sinh.

Kháng khuẩn tôm
• 10:29 05/05/2025

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 10:36 24/04/2025

Nghêu Việt Nam: Tăng trưởng liên tục

Ngành xuất khẩu nghêu của Việt Nam đang thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ trên bản đồ thương mại thủy sản quốc tế. Với những con số tăng trưởng đầy lạc quan trong nửa đầu năm 2025, nghêu không chỉ khẳng định vị thế của mình mà còn mở ra một chương mới đầy triển vọng cho kinh tế biển Việt Nam. Đây không chỉ là câu chuyện về kim ngạch, mà còn là hành trình vươn lên của một ngành hàng tiềm năng, từ những bãi bồi ven biển đến bàn ăn của người tiêu dùng toàn cầu.

Nghêu
• 02:17 21/06/2025

Tôm lột xác sai chu kỳ do có mưa lớn kéo dài

Mưa lớn kéo dài luôn là một trong những nỗi lo hàng đầu của người nuôi tôm, không chỉ vì nguy cơ xói mòn bờ ao, mà còn vì những tác động tiêu cực đến môi trường nước và sức khỏe tôm nuôi. Trong đó, hiện tượng tôm lột xác sai chu kỳ do ảnh hưởng của mưa là một vấn đề nghiêm trọng, gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất và lợi nhuận.

Vỏ tôm lột
• 02:17 21/06/2025

Mùa khai thác rong mơ ở Quảng Ngãi: Lộc vàng từ biển cả

Mỗi năm, khi nắng bắt đầu gắt và biển lặng hơn vào đầu mùa hè, người dân ven biển Quảng Ngãi lại tất bật bước vào mùa khai thác rong mơ – một loài rong biển quý, có giá trị cao về mặt kinh tế và sinh thái. Không chỉ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngư dân, rong mơ còn được xem là biểu tượng của sinh kế bền vững gắn với vùng ven biển miền Trung.

Khai thác rong mơ
• 02:17 21/06/2025

Tôm bơi lờ đờ và kéo đàn: Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong ao nuôi

Một trong những hiện tượng khiến người nuôi tôm lo lắng và cần đặc biệt chú ý chính là tôm bơi lờ đờ và kéo đàn. Đây không chỉ là biểu hiện của sự suy yếu mà còn có thể là lời cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trong ao, từ môi trường xuống cấp đến sự bùng phát của dịch bệnh.

Tôm bơi lờ đờ
• 02:17 21/06/2025

Loại cá mờm cơm: Từ món ăn bình dân đến đặc sản xuất khẩu

Tại những làng chài ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ, cá mờm cơm từ lâu đã là món ăn dân dã, gắn bó với đời sống ngư dân. Ít ai ngờ rằng, loài cá nhỏ bé này đang từng bước trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị, được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Á và châu Âu. Hành trình từ bữa cơm gia đình đến bàn tiệc quốc tế của cá mờm cơm là một câu chuyện đầy thú vị về tiềm năng biển cả Việt Nam.

Cá mờm cơm
• 02:17 21/06/2025
Some text some message..