Mối liên kết giữa DN và người nuôi tôm còn bỏ ngỏ

Tình trạng người nuôi tôm neo hàng chờ giá làm cho nguồn nguyện liệu khan hiếm gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Vấn đề được đặt ra là vì sao doanh nghiệp và nông dân vẫn chưa tìm được một hướng đi chung?

doanh nghiệp + người nuôi tôm
Mối liên kết giữa DN và người nuôi tôm còn mờ nhạt

Với hơn 4.000ha nuôi tôm công nghiệp, sản lượng chiếm gần 1/4 cả nước, Cà Mau là địa phương dẫn đầu về diện tích nuôi tôm. Tuy nhiên, một nghịch lý diễn ra và kéo dài thời gian qua chính là tình trạng thiếu tôm nguyên liệu cho xuất khẩu, nhất là dịp cuối năm.

Hiện tỉnh có 32 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản thì có đến 31 đơn vị chỉ hoạt động dưới 40% công suất. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là bất cập trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi tôm. Và việc nông dân neo hàng chờ giá trong khi doanh nghiệp lao đao để tìm mua nguyên liệu, thậm chí phải nhập tôm ngoài tỉnh là một ví dụ cụ thể.

Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết: “Các doanh nghiệp thủy sản rất muốn liên kết với nông dân, nhưng thời gian qua mối liên kết này chưa tốt vì phần lớn người nuôi tôm bán theo giá và cứ ai mua cao là họ bán”.

Còn theo người nuôi tôm, lý do khiến họ không mặn mà tham gia liên kết chính là sự lệ thuộc quá lớn vào doanh nghiệp. Dù đầu ra ổn định, song cuối cùng sản phẩm mà họ làm ra luôn bị ép giá.

Anh Lê Chí Linh, xã Hòa Mỹ, Cái Nước, Cà Mau cho rằng: “Doanh nghiệp định giá, đến lúc thu hoạch họ muốn mua bao nhiêu thì mua, nông dân thường không bán được giá cao”.

Xoay quanh vấn đề này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau cho biết, ngoài những nguyên nhân nói trên thì vấn đề khó khăn nhất để doanh nghiệp và người nuôi tôm liên kết sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm là chưa có tổ chức làm cầu nối, nhất là đại diện cho nông dân.

Ông Lý Văn Thuận, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau nói: “Doanh nghiệp không thể ký hợp đồng liên kết cùng một lúc với hơn 1.400 hộ nuôi tôm của tỉnh mà phải thông qua hợp tác xã hay đại diện tổ hợp tác. Nhưng hiện các đơn vị này lại chưa phát triển”.

Điều đáng quan tâm là ngay cả mối liên kết giữa nông dân với nông dân và doanh nghiệp với doanh nghiệp hiện vẫn còn bất cập. Cụ thể, vẫn còn nông dân tự ý phá vỡ hợp đồng, doanh nghiệp thì cạnh tranh thiếu lành mạnh. Chính điều này đã làm cho mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân mất đi tính bền vững. Và hệ lụy của nó là bài toán về sản xuất cũng tiêu thụ nông sản không chỉ tại Cà Mau mà cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ trở nên nan giải hơn.

VTV Cần Thơ
Đăng ngày 12/10/2013
Huỳnh Tâm
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 00:55 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 00:55 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 00:55 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 00:55 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 00:55 26/04/2024