Mỗi năm Quảng Trị cần gần 2,2 tỷ tôm giống

Ngày 10-1, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, vừa ban hành “Khung lịch mùa vụ năm 2019” để giúp người nuôi tôm chuẩn bị vụ nuôi mới.

Mỗi năm Quảng Trị cần gần 2,2 tỷ tôm giống
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị thăm khu ương tôm giống trong nhà kính tại huyện Hải Lăng.

Năm 2019, theo kế hoạch diện tích nuôi tôm của tỉnh Quảng Trị đến 1.260 ha, trong đó tôm thẻ chân trắng 850 ha, tôm sú 400 ha, tập trung các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và TP Đông Hà. Năm 2018, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú ở địa phương đạt 1.248 ha.

Hiện tỉnh Quảng Trị đang thực hiện nhiều mô hình ương tôm giống để nuôi hai giai đoạn, nhằm tạo ra nguồn tôm giống sạch bệnh. Thời gian đầu, tôm giống được nuôi trong bể nhỏ để chăm sóc quản lý. Sau 25-30 ngày tuổi, tôm ương được kiểm tra mầm bệnh, nếu đạt yêu cầu sẽ được thả ra ao nuôi, nếu có mầm bệnh được xử lý loại bỏ. Điều này sẽ hạn chế được rủi ro khi nuôi thương phẩm. Ngoài ra, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo Vietgap được triển khai ở huyện Vĩnh Linh cũng cho kết quả tốt.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, để nuôi được diện tích 1.260 ha trên, mỗi năm người nuôi tôm ở Quảng Trị cần đến hai tỷ con giống tôm thẻ chân trắng và 150 triệu con giống tôm sú. Tuy nhiên, do các địa phương chưa chủ động được trong việc sản xuất tôm giống nên người nuôi tôm phần lớn mua giống từ các tỉnh phía nam.

Để khuyến khích người dân nuôi tôm thẻ chân trắng, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã đề nghị các công ty nuôi tôm lớn liên kết với nông dân Quảng Trị trong việc cung cấp con giống tốt, vì đây là khâu rất quan trọng trong nuôi tôm cũng như chuyển giao công nghệ nuôi tôm trong nhà màng, nhà kính, giúp kiểm soát được vùng nuôi và dịch bệnh, giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng đến môi trường chung quanh.

Tỉnh Quảng Trị xác định tôm là con nuôi chiến lược, do đó cần phải tập trung phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng, liên kết các doanh nghiệp để nuôi tôm theo hướng công nghệ cao. Tỉnh coi trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, cũng như kịp thời có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích người nuôi tôm phát triển toàn diện, bền trong những năm tới. Phấn đấu đến năm 2020, diện tích nuôi thủy sản đạt gần 4.000 ha, trong đó nuôi tôm thẻ chân trăng đạt 1.600 ha.

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 10/01/2019
Lâm Quang Huy
Nông thôn

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 00:14 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 00:14 29/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 00:14 29/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 00:14 29/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 00:14 29/01/2025
Some text some message..