Mối quan hệ giữa kích thước tôm thẻ và mức tiêu thụ Bioflocs

Việc tiêu thụ các vi sinh vật sinh học (bioflocs) có quan hệ tích cực với kích thước tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, mức độ tiêu thụ bioflocs không giống nhau đối với tất cả các giai đoạn phát triên của tôm thẻ.

tôm thẻ chân trắng
Công nghệ Bioflocs giúp duy trì chất lượng nước và cung cấp sinh khối vi sinh vật cho tôm. Ảnh: Tepbac.

Công nghệ sinh học biofloc (BFT) được coi là một trong những phương pháp hứa hẹn nhất cho sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm thâm canh vì hệ thống này không chỉ giúp duy trì chất lượng nước ở tiêu chuẩn tốt mà còn là nguồn sinh khối vi sinh vật cung cấp như thức ăn bổ sung cho phép sản xuất tôm nuôi ở mật độ cao mà không cần hoặc hạn chế tối thiểu việc thay nước liên tục giúp giảm thiểu tác động đến môi trường và nâng cao an toàn sinh học trong canh tác bằng cách hạn chế sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh. 

Dựa vào việc điều chỉnh tỷ lệ cacbon/nitơ, vi khuẩn dị dưỡng có trong bioflocs có khả năng đồng hóa nitơ vô cơ từ nguồn bổ sung cacbon hữu cơ. Các vi sinh vật có trong hệ thống là nguồn cung cấp chất béo và protein quan trọng; tuy nhiên, các quan sát trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng mức độ tiêu thụ bioflocs không giống nhau đối với tất cả các giai đoạn của tôm, hơn nữa còn có sự thay đổi tùy theo thời gian ương nuôi. Do đó, các nhà nghiên cứu đã thiết lập giả thuyết rằng có mối liên quan mật thiết giữa mức độ tiêu thụ các vi sinh vật sinh học (bioflocs) với kích thước của tôm nuôi, đồng thời việc nắm rõ có bao nhiêu sinh khối vi sinh vật có thể được hấp thụ vào cơ, mô, thịt của tôm là điều hết sức cần thiết.

nuôi tôm công nghệ cao
Bioflocs là nguồn là nguồn cung cấp chất béo và protein quan trọng. Ảnh: Tepbac.

Trong nghiên cứu này, cả hai thí nghiệm đo mức tiêu thụ vi sinh vật sinh học (bioflocs) của tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) với kích thước lần lượt là 0,01g, mật độ thả 2000 con/m3 trong giai đoạn ương (40 ngày) và 0,80g, mật độ thả 400 con/m3 trong giai đoạn nuôi thương phẩm (60 ngày). Mật mía được bổ sung để điều chỉnh tỷ lệ C: N duy trì đạt 6:1.

Kết quả phân tích chỉ ra rằng có mối quan hệ tích cực giữa kích thước tôm thẻ chân trắng và việc tiêu thụ các vi sinh vật sinh học (bioflocs). Bioflocs đóng góp 22 – 43% C và 0 – 43% N trong thành phần dinh dưỡng của thịt tôm ở giai đoạn ương (0,01g), trong khi ở giai đoạn nuôi thương phẩm (0,80g), sự đóng góp của bioflocs thay đổi từ 63 - 100% C và 35–86% N. Trong nghiên cứu này, thật khó tin khi thấy rằng hoạt động của vi khuẩn nitrat hóa luôn được duy trì ở mức độ tốt trong suốt thời gian tiến hành cả hai thí nghiệm. Ngoài ra, sự khác biệt về độ phong phú của các loài tảo cũng chỉ ra rằng có sự ưu tiên tiêu thụ vi sinh vật bởi tôm có kích cỡ lớn hơn. Vì vậy, kết quả của nghiên cứu này đã chứng thực giả thuyết rằng sự tiêu thụ của các vi sinh vật sinh học (bioflocs) như một nguồn thức ăn tự nhiên bổ sung phụ thuộc vào kích thước của tôm.

Công nghệ bioflocs có thể được sử dụng để làm giảm nồng độ amoni, một hợp chất nitơ độc hại, bằng cách kích thích sự phát triển của cộng đồng vi khuẩn dị dưỡng. Khi nồng độ amoni đạt đến mức độ cao và nguy hiểm, việc bổ sung một nguồn carbon, chẳng hạn như mật mía, cho phép sự phát triển của vi khuẩn dị dưỡng kết hợp amoni vào sinh khối của chúng dưới dạng protein. Tuy nhiên, tốc độ hình thành bioflocs không chỉ liên quan đến nguồn cacbon bổ sung (mật mía) mà còn liên quan đến loại sục khí được sử dụng. 

tôm thẻ chân trắng
Sự tiêu thụ của các vi sinh vật sinh học (bioflocs) như một nguồn thức ăn tự nhiên bổ sung phụ thuộc vào kích thước của tôm. Ảnh: Tepbac

Bên cạnh vai trò là một nguồn thức ăn bổ sung, bioflocs còn có những tác động ở các khía cạnh khác liên quan đến sức khỏe của tôm như khả năng chống chịu bệnh tật. Trong hệ thống, luôn có sự tồn tại của cộng đồng các vi sinh vật khác nhau như vi khuẩn lam và trùng roi, cạnh tranh tự nhiên của các loài này có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm, thay đổi các thông số chất lượng nước, chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến năng suất cũng như ưu thế của các nhóm vi sinh vật có lợi.

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tiêu thụ vi sinh vật và màng sinh học của chúng (vi khuẩn và động vật nguyên sinh) có trong bioflocs là nguồn cung cấp protein và lipid quan trọng góp phần làm giảm tỷ lệ chuyển hóa thức ăn (FCR) đáng kể giúp cải thiện rõ rệt về chi phí sản xuất. Trong quá trình ương nuôi tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) ở các giai đoạn khác nhau, có thể quan sát được rằng các cá thể tôm lớn hơn dành nhiều thời gian để lựa chọn các vi sinh vật (thức ăn) ưa thích hơn. Mặt khác, tôm có kích thước nhỏ đôi khi không thể tương tác nhiều với vi sinh vật sinh học (bioflocs) dẫn đến khó có thể tiêu thụ cũng như tăng trưởng kém hơn. 

Nhìn chung, kết quả từ nghiên cứu trên đã đóng góp thông tin quan trọng trong việc quản lý tốt hơn các loại thức ăn tự nhiên và nhân tạo cũng như sản xuất thâm canh tôm thẻ chân trắng khi sử dụng công nghệ bioflocs.

Đăng ngày 26/07/2021
Uyên Đào @uyen-dao
Kỹ thuật

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:58 29/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 11:44 28/11/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 01:55 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 01:55 04/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 01:55 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 01:55 04/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 01:55 04/12/2024
Some text some message..