Môi trường nước nhiều vùng nuôi thủy sản chưa ổn định

Theo Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản (Sở NN-PTNT), hiện môi trường nước tại nhiều vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh chưa ổn định, chất lượng nước chưa đảm bảo.

Môi trường nước nhiều vùng nuôi thủy sản chưa ổn định
Người nuôi tôm ở huyện Đông Hòa đang xử lý nước trong ao nuôi - Ảnh: NGỌC NHƯ

Tại các vùng nuôi tôm hùm thuộc thôn Phú Mỹ, xã Xuân Phương và khu phố Phước Lý, phường Xuân Yên (TX Sông Cầu) có hàm lượng NH3 (amoniac) vượt ngưỡng giới hạn cho phép và dao động từ 0,45-0,48mg/l. Hàm lượng DO (ôxy hòa tan trong nước) tại một số vùng nuôi ở TX Sông Cầu như Phú Dương (xã Xuân Thịnh), Phú Mỹ, Lệ Uyên (xã Xuân Phương), Phước Lý thấp hơn ngưỡng giới hạn cho phép.

Các hộ nuôi nên di dời lồng đến vùng có độ sâu hơn, đồng thời nâng lồng lên, không nuôi theo hình thức găm chìm. Hiện nay hàm lượng ôxy hòa tan tại các vùng nuôi tôm hùm chưa được cải thiện, vẫn còn ở mức quá thấp, trong khi tảo phát triển mạnh trở lại và có nguy cơ thiếu ôxy cục bộ. Người nuôi tôm hùm ở những khu vực này phải thường xuyên lặn kiểm tra để có giải pháp thay đổi độ sâu lồng. Đối với các hệ thống lồng găm còn lại phải nâng lồng cách tầng đáy 2-2,5m nhưng phải cách tầng mặt 1,5m. Tận dụng máy nổ trong quá trình lặn kiểm tra tôm, gắn nối dây khí vào các đá bọt và thả trực tiếp vào lồng nuôi tôm nhằm tăng cường ôxy cho tôm hoặc sử dụng viên ôxy cho vào túi và treo phía trong các góc lồng vào ban đêm.

Các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Đông Hòa như Vũng Tàu (xã Hòa Hiệp Nam), Phước Long, Phước Giang (xã Hòa Tâm), cầu Ông Đại (xã Hòa Xuân Đông) và xã Xuân Cảnh (TX Sông Cầu) có hàm lượng NH3 vượt ngưỡng giới hạn cho phép. Hệ thống nước ngầm các vùng này đang có nguy cơ ô nhiễm, người nuôi tôm cần tăng cường sục khí cho ao nuôi, sử dụng các chế phẩm sinh học, cấy men vi sinh định kỳ 1 lần/tuần để ổn định pH. Định kỳ siphon loại bỏ chất hữu cơ trong ao nhằm giảm hàm lượng NH3 ở đáy ao.

Qua lấy mẫu tại ao giám sát đại diện ở xã Xuân Cảnh có hàm lượng NO2 (nitơ dioxit) vượt ngưỡng giới hạn cho phép nên có nguy cơ bị ô nhiễm. Người nuôi phải thường xuyên kiểm tra định kỳ chất lượng nước trong ao, cần xử lý lượng thức ăn thừa, phân tôm và xác phiêu sinh vật. Tại vùng nuôi Mỹ Phú, xã An Hiệp (huyện Tuy An) và trong ao nuôi tôm thẻ tại xã Xuân Cảnh có hàm lượng PO4 (phot phat) vượt ngưỡng giới hạn cho phép. Nguồn nước cấp tại khu vực này có nguy cơ phú dưỡng hóa ở thủy vực và sự phát triển của các loài tảo, vi tảo trong thời gian tới là rất cao, cần xử lý nước định kỳ nhằm giảm hàm lượng PO4 dưới ngưỡng cho phép.

Các hộ nuôi cần kiểm tra các thông số môi trường định kỳ nhằm giúp cho tôm nuôi tránh bị stress. Tại ao nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Xuân Cảnh và vùng nuôi Phước Lý có hàm lượng H2S (hydro sulfua) vượt ngưỡng giới hạn cho phép. H2S càng độc hơn khi pH hạ thấp, tuy nhiên H2S dễ bay hơi nên người nuôi cần tăng cường sục khí và cung cấp ôxy cho đáy ao để loại trừ H2S … Người nuôi tôm nên thả tôm với mật độ vừa phải, bổ sung khoáng vi lượng, vitamin và xử lý vi sinh định kỳ nhưng rút ngắn thời gian giữa hai lần xử lý nhằm làm sạch đáy ao, tăng sức đề kháng cho tôm.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 28/06/2017
Ngọc Như
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 09:31 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 09:31 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:31 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:31 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 09:31 28/11/2024
Some text some message..