Món ăn khiêu khích tử thần được đại gia săn đón ở Nhật

8 miếng cá nóc có thể tiêu tốn của bạn khoảng 200 USD với hương vị khó quên nhưng cũng có thể lấy đi mạng sống của bạn chỉ sau một giờ với cái chết đau đớn.

cá nóc
Fugu là tinh hoa ẩm thực của Nhật Bản.

Món sashimi cá nóc (ở Nhật gọi là Fugu) là một món ăn nổi tiếng tại xứ sở hoa anh đào, nhưng không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính cũng như dũng cảm để đánh cược mạng sống của mình với món ăn này.

Phần nội tạng của loài cá độc nhất hành tinh này có chứa chất tetrodotoxin được cho là độc gấp 1.200 lần chất cyanua. Thậm chí chỉ cần một liều nhỏ bằng đầu cây kim cũng đủ để cướp đi mạng sống của một người trong vòng chưa đầy một giờ đồng hồ bằng sự đau đớn, tê liệt toàn thân. Nhưng ngược lại, thịt của loài cá này lại rất thơm ngon. Điều đó đã lý giải tại sao nguy hiểm đến tính mạng mà nó vẫn xuất hiện trên bàn ăn thậm chí là tinh hoa trong văn hóa ẩm thực của đất nước Nhật Bản.

Việc chế biến loại cá này không hề đơn giản, bởi chỉ một sự bất cẩn của người đầu bếp sẽ phải trả giá bằng chính mạng sống của khách hàng. Không phải đầu bếp hay nhà hàng nào ở Nhật cũng được bày bán cá nóc. Một đầu bếp phải trải qua quá trình đào tạo ít nhất là 2 năm mới được chính thức phục vụ món ăn này. Và hiện nay trên khắp nước Nhật chỉ có rất ít đầu bếp được cấp phép hợp pháp chế biến, phục vụ món ăn cực độc này cho khách hàng.


Quy trình chế biến Fugu nếu chỉ một sơ suất nhỏ có thể phải đánh đổi bằng mạng sống của khách hàng.

Quy trình chế biến cũng cần được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Tuy thịt cá không chứa độc nhưng chỉ cần công đoạn mổ sơ suất chạm nhẹ vào nội tạng của chúng thôi thì chất độc có thể lan đi khắp phần thịt cá. Thông thường các đầu bếp sẽ cắt mở phần đầu cá, lọc sạch não và mắt. Công đoạn tiếp theo sẽ là bỏ da, cắt ruột và loại bỏ hoàn toàn nội tạng cá, đặc biệt là phần gan cá và buồng trứng, nơi chứa hàm lượng chất độc cao nhất. Phần nội tạng này sẽ được đặt riêng trên một chiếc khay kim loại dán nhãn “không ăn được” và được đem đi tiêu hủy trong lò củi theo một quy trình nghiêm ngặt.

Hiện nay chỉ có rất ít nhà hàng tại Nhật Bản đủ điều kiện pháp lý phục vụ món ăn này, trong đó có một nhà hàng 3 sao Michelin tại Tokyo. Hằng năm nhà hàng này đã đón một lượng khách không nhỏ đến đánh cược mạng sống của mình để thưởng thức món sashimi cá nóc độc nhất hành tinh với mức giá 200 USD (tương đương gần 4,5 triệu đồng) cho một suất ăn với 8 miếng.


Fugu được nhiều vị khách “đại gia” săn đón với mức giá khoảng 200 USD.

 

Báo An Giang, 16/07/2016
Đăng ngày 16/07/2016
Theo Ngôi sao
Ẩm thực

Cua hấp bia: Hương thơm ngọt lành ngày Tết

Mỗi khi Tết đến xuân về, bàn tiệc gia đình không chỉ là nơi sum họp mà còn là thời điểm lý tưởng để thưởng thức những món ăn hấp dẫn, độc đáo

Cua hấp
• 08:00 29/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 08:00 22/12/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 10:39 28/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 16:27 28/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 16:27 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 16:27 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 16:27 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 16:27 28/12/2024
Some text some message..