Mong một “liều thuốc” đủ mạnh

Đa phần người nuôi đang “kiệt quệ”, không còn tài sản thế chấp nên không thể tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ. DN thì cũng dần “rơi rụng”.

người nuôi cá tra
Đa phần người nuôi cá tra đang “kiệt quệ

Trong bài viết trước, chúng tôi đã đề cập những bất cập của lĩnh vực sản xuất và chế biến cá tra. Qua đó cho thấy, người nuôi cá tra luôn trong tình cảnh khó khăn và hưởng lợi rất ít do đầu ra sản phẩm vẫn bấp bênh, chưa đảm bảo phát triển ổn định.

Đến nay, diện tích nuôi cá tra vùng ĐBSCL giảm ít nhất 30% so với năm trước. Phần lớn diện tích còn lại cũng được thả nuôi với mật độ thưa, sản lượng thấp.

Đa phần người nuôi đang “kiệt quệ”, không còn tài sản thế chấp nên không thể tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ. Doanh nghiệp thì cũng dần “rơi rụng”.

Khảo sát mới nhất về thực trạng người nuôi cá tra ở ĐBSCL cho thấy: Từ 70 - 80% người nuôi cá tra xuất khẩu đang chịu lỗ. Hầu hết người nuôi đều không còn tài sản thế chấp để các ngân hàng cho vay các khoản vay mới. Các hộ nuôi chưa liên kết được với nhà máy chế biến, nhiều cơ sở nuôi đã cho thuê hoặc sang nhượng cho doanh nghiệp có nhà máy chế biến xuất khẩu…

Để vực dậy ngành cá tra và nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản, VASEP đã kêu gọi được hỗ trợ vốn. Chính phủ đã chỉ đạo các ngân hàng phải hỗ trợ vốn doanh nghiệp.

Theo số liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước trong 9 tháng đầu năm 2012, dư nợ vay đối với sản xuất cá tra đạt trên 38.000 tỷ đồng. Theo đó, đã triển khai hơn 6.000 hộ nuôi và hơn 250 doanh nghiệp vay.

Tuy nhiên, cách đây vài tuần, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có văn bản kiến nghị Chính phủ kiểm tra lại những con số mà Ngân hàng Nhà nước báo cáo cho vay đối với ngành cá tra: 38.218 tỷ đồng doanh số cho vay trong 3 quý đầu năm 2012, dư nợ tính đến ngày 30/9/2012 là 20.784 tỷ đồng.

Về vấn đề này, khi tiếp xúc với Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn các địa phương khu vực ĐBSCL cho thấy, các số liệu do cơ quan này công bố được tổng hợp trên cơ sở báo cáo của các tỉnh, thành phố trong vùng. Cụ thể là doanh số cho vay trong 9 tháng đầu năm 2012 đối với lĩnh vực nuôi, trồng, thu mua chế biến cá tra tại các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đạt 38.218 tỉ đồng, doanh số thu nợ đạt 35.907 tỉ đồng; dư nợ cho vay đến ngày 30/9/2012 đạt 20.784 tỉ đồng, tăng 14,03% so với dư nợ cho vay cuối năm 2011.

Về số liệu doanh số cho vay và dư nợ tín dụng đối với ngành cá tra, Ngân hàng Nhà nước khẳng định là phù hợp với diễn biến thực tế.

Ông Lê Trọng Nghĩa, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh An Giang khẳng định: “Mấu chốt ở đây là gì, ngân hàng không thiếu vốn. tôi đã làm việc với các ngân hàng trên địa bàn. Riêng ngân hàng ngoại thương thì tăng trưởng hơn 30% và trung ương cũng chưa có chủ trương nào cắt hạn mức tín dụng của doanh nghiệp, hộ nuôi. Chủ yếu là phía doanh nghiệp hoặc hộ nuôi không đủ điều kiện. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hiện vẫn yêu cầu cho vay theo điều kiện thông thường – nghĩa là có tài sản thế chấp. Riêng ở An Giang có 17 doanh nghiệp thì có 23 nhà máy”.

Tại An Giang, nơi có diện tích nuôi trồng, chế biến cá tra thuộc tốp đầu của cả nước thì những diễn biến thuận lợi hay bất lợi cho ngành hàng này đều rất dễ nhận diện. Đối với vấn đề vốn vay, thực tế ở khu vực này cho thấy nông dân muốn tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng phải có hợp đồng liên kết sản xuất với doanh nghiệp thì mới được giải quyết.

Bên cạnh đó, tài sản thế chấp là điều kiện không thể thiếu. Tuy nhiên, bộc lộ những điểm yếu của ngành hàng này còn cho thấy các doanh nghiệp kêu thiếu vốn không chỉ vì thị trường tiêu thụ ít mà còn do mạnh ai nấy làm nên dẫn đến tình trạng bán phá giá để giải quyết hàng tồn đọng. Tình trạng các doanh nghiệp và người nuôi cá thiếu vốn hiện nay đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, theo ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang vấn đề không chỉ là vốn mà cần có sự cải tổ ngành sản xuất và nuôi trồng, chế biến cá tra. Một liều thuốc mạnh, đúng và trúng mới có thể vực dậy ngành hàng.

Có thể nói, vấn đề được nói nhiều và rất nhiều trong các hội nghị, tổng kết, đó chính là vấn đề thị trường xuất khẩu. Bởi sản xuất cá tra ở ĐBSCL trong từng thời điểm là “mỏ vàng” để lấy ngoại tệ đem về. Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất vẫn chưa có biện pháp mạnh, đó là không ít doanh nghiệp cá tra đã tự “đào hố chôn” khi tự hạ giá bán rất thấp, làm sản phẩm chất lượng không cao để hạ giá, giành giật khách hàng. “Mỗi lần các doanh nghiệp đi dự hội chợ thủy sản quốc tế về, giá cá tra xuất khẩu lại rớt thê thảm” – nhiều doanh nghiệp sản xuất có uy tín đã cho biết như vậy. Không chỉ doanh nghiệp tự hại mình, mà còn kéo chìm theo người nuôi cá.

Điều thấy rõ trong thời gian gần đây là nhiều nhà máy chế biến thủy sản mọc lên như nấm sau mưa. Qua đó, xuất hiện các nhà xuất khẩu “hai không”. Đó là không nhà máy và không có vùng nguyên liệu. Và khi thực tế như vậy thì thị trường xuất khẩu cá tra rối như tơ vò là hậu quả của những nguyên nhân.

Điều đáng nói ở đây, việc xảy ra thành tiền lệ như vậy nhưng chưa có một cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm và chưa có một đơn vị nào bị xử lý về hành vi phá giá. Điều này, vừa làm sụt giảm uy tín chất, lượng sản phẩm thủy sản của Việt Nam trên thị trường quốc tế, vừa thiệt hại lớn đến lợi ích kinh tế.

Về vấn đề này, Ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá, doanh nghiệp có thế mạnh sản xuất và chế biến xuất khẩu cá tra của Việt Nam cũng là người nuôi trồng khi trong tay có hàng trăm ha mặt nước nuôi cá tra cho rằng: “Muốn làm đến nơi đến chốn thì Chính phủ phải có những giải pháp quyết liệt. Ngăn chặn không cho làm những chiêu trò. Không làm quyết liệt còn làm mất danh giá của con cá tra Việt Nam”.

Chưa bao giờ, nghề nuôi và chế biến xuất khẩu sản phẩm cá tra của Việt Nam khó khăn như trong tình cảnh hiện nay. Người nuôi tiếp tục “treo ao”, còn doanh nghiệp thì thi nhau “phá sản”. Thực tế đặt ra đang rất cần những giải pháp cấp bách từ Chính phủ cũng như các bộ ngành trung ương. Ngay thời điểm này, sự kỳ vọng về một Hiệp hội cá tra Việt Nam ra đời nhằm tạo sự chuyển biến căn bản và lâu dài cho ngành hàng có thế mạnh của quốc gia đang được các địa phương, doanh nghiệp, người nuôi mong đợi.

VOV -ĐBSCL
Đăng ngày 02/01/2013
Thanh Tùng
Kinh tế

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:31 19/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 10:31 19/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:31 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:31 19/11/2024

Tép Bạc ra mắt máy đo phiên bản mới Farmext Envisor E7

Oxy hòa tan, nhiệt độ, pH - Đo bao nhiêu lần một ngày mới an tâm? Khi các thông số môi trường là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ trong thành công của một vụ nuôi.

Nhá tôm
• 10:31 19/11/2024
Some text some message..