Một hệ thống sản xuất tôm với tỉ lệ sống lên tới 85%

Trong bài trình bày tại Hội nghị Hiệp hội Nuôi trồng Thủy sản Thế giới ở New Orleans, Louisiana, Hoa Kỳ, vào ngày 8 tháng 3 năm 2019 Robins McIntosh đã đưa ra quan điểm của mình về an toàn sinh học và đưa ra ví dụ về một hệ thống sản xuất tôm với tỉ lệ sống lên tới 85%.

Một hệ thống sản xuất tôm với tỉ lệ sống lên tới 85%
Một kiểu hố xi phong giúp loại bỏ chất thải ra khỏi ao nuôi tôm. Ảnh: slidesharecdn

Trước khi bạn thiết kế trại nuôi an toàn sinh học, hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:

• Tác nhân gây bệnh đã gây ra những vấn đề gì cho bạn?

• Nó xâm nhập vào nước của bạn ở đâu và như thế nào?

• Tác nhân gây bệnh truyền bệnh theo chiều dọc? Hay theo chiều ngang?

• Nó có lây nhiễm không?

• Những phương pháp nào có thể có sẵn để loại bỏ nó? Để giữ cho nó khỏi lây lan?

• Nó có thể tồn tại trong ao bao lâu?

• Mầm bệnh phải tăng lên một mức nhất định trước khi nó bắt đầu gây bệnh cho tôm?

• Các thông số môi trường trong ao của bạn có làm cho bệnh lây lan không?

Nếu không có câu trả lời cho những câu hỏi này, sẽ rất khó để xây dựng một kế hoạch an toàn sinh học khả thi. Chúng tôi thấy rằng thật khó khăn với các mầm bệnh do vi khuẩn như EMS và AHPND bởi phương án loại trừ không hiệu quả với chúng.

Loại trừ và giới hạn mầm bệnh

Ngày nay, an toàn sinh học trang trại nuôi tôm có hai giai đoạn: loại trừ và hạn chế mầm bệnh. Loại trừ có nghĩa là loại bỏ vật mang mầm bệnh ra khỏi ao của bạn. Nhưng nếu mầm bệnh là vi khuẩn hoặc độc tố, chúng ta không thể loại trừ nó; mà phải giới hạn số lượng của nó dưới ngưỡng gây bệnh.

Khi bạn tạo kế hoạch an toàn sinh học, điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến là tôm giống postlarvae (PL). Nghĩ lại về các vấn đề bệnh tật trong những năm 1980, hầu hết các bệnh đã xâm nhập vào ao thông qua tôm giống làm vụ nuôi thất bại hết lần này đến lần khác. Tôi ước tôi sớm biết được cách thức mầm bệnh vào ao. Mãi đến năm 1996, tôi mới có cơ hội thay đổi một vài thứ, và đó là khi tôi bắt đầu sử dụng tôm giống SPF (tôm giống không nhiễm một số bệnh cụ thể như: WSSV, YHV, TSV, IHHNV, BPV, HPV cũng như ký sinh trùng, gregarine, giun tròn (nematodes) và censtodes). Sự khác biệt thật rõ ràng khi tôi kết hợp sử dụng tôm giống sạch bệnh SPF trên các ao nhỏ hơn, tôi đã đạt được thành công hoàn toàn. Từ thời điểm đó, tôi nhận ra rằng tất cả an toàn sinh học bắt đầu từ tôm bố mẹ và postlarvae.

Sử dụng tôm giống sạch bệnh SPF đối với tôi là một điều bắt buộc tuyệt đối. Mô hình an toàn sinh học loại trừ hoạt động tốt khi mầm bệnh là virus, vi khuẩn nội bào, microsporidia và nấm. Tuy nhiên khi hoại tử gan tụy cấp (APHNDs) bùng phát, biện pháp loại trừ vật mang bệnh không ảnh hưởng đến sự lây lan của nó. Đầu tiên, mọi người đều nghĩ rằng postlarvae đang gây ra vấn đề. Tuy nhiên vấn đề thực sự là do chúng ta không hiểu về căn bệnh này, vì vậy không thể tạo ra an toàn sinh học. Phương pháp khử trùng không hoạt động trên các bào tử microsporidian. Bạn phải sử dụng siêu lọc để lọc nước, tuy nhiên nó là một giải pháp tốn kém. Nếu bạn muốn ngăn chặn Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), mầm bệnh vi bào tử trùng trên tôm, bạn sẽ phải xem xét sử dụng siêu lọc kích thước dưới 1 micrô

Nuôi tôm, mô hình nuôi tôm, nuôi tôm thành công, kỹ thuật nuôi tôm, phòng bệnh cho tôm

Với bệnh đầu vàng, việc loại trừ chỉ có tác dụng nếu chúng ta đặt lưới côn trùng trên ao. Chúng ngăn chặn côn trùng mang virus xâm nhập vào nước. 

Mô hình khác mà tôi muốn nói đến là mô hình giới hạn. Loại trừ là tốt cho virus, microsporidia (cần một vật chủ), nhưng đối với vi khuẩn sống tự do và độc tố, biện pháp loại trừ là không khả thi. Điều đầu tiên chúng tôi tìm hiểu về EMS khi bắt đầu phát triển mô hình này là tôm bị bùng phát dịch bệnh khi số lượng vi khuẩn đạt đến một mức nhất định.

Điều này đặt ra về mức độ của vi khuẩn. Đó là lý do tại sao chúng ta nảy ra ý tưởng về hệ thống xi phông để có thể loại bỏ vi khuẩn, giữ đáy ao sạch sẽ, không có vỏ tôm, không có thức ăn dư thừa. Điều đó hạn chế khả năng quần thể vi khuẩn đủ lớn để gây bệnh.

Nguyên tắc an toàn sinh học

Trao đổi nước: Một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào ao của bạn là sử dụng hệ thống nuôi hạn chế trao đổi nước hoặc trao đổi nước bằng không. Ở Châu Á, tôi phát hiện ra rằng hạn chế trao đổi nước chủ yếu được sử dụng để ngăn chặn mầm bệnh. Thật bất ngờ nông dân Thái Lan sử dụng cùng một loại nước cho nhiều lần nuôi.

Máy cho ăn tự động: Máy cho tôm ăn tự động cũng là một phần trong chiến lược an toàn sinh học của tôi bởi vì nếu bạn sử dụng chúng một cách thận trọng, bạn có thể ngăn không cho thức ăn thừa đổ đầy dưới đáy ao. Tôm có thể chết nếu chúng ăn thức ăn dư thừa đã bị vi khuẩn dưới đáy ao xâm chiếm. Vì vậy chúng tôi thường xuyên cho ăn một lượng nhỏ thức ăn. Điều này tiết kiệm tiền và làm cho trang trại hiệu quả hơn.

Giảm mức độ căng thẳng: Nếu bạn giảm mức độ căng thẳng, thì tôm nuôi của bạn có khả năng kháng bệnh cao hơn. Bất cứ điều gì làm dao động nhiệt độ, độ pH và oxy đều có thể gây căng thẳng. Stress làm suy yếu hệ thống miễn dịch và khiến tôm dễ mắc bệnh hơn. Chúng tôi che bóng ao để giảm biến động nhiệt độ và pH, và điều đó làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Sục khí là quan trọng: Chúng tôi muốn giữ làm lượng oxy ở mức 6 phần triệu. Bất cứ điều gì dưới ngưỡng đó thì vật nuôi đều có khả năng bị bệnh.

Đáy bẩn: Tôi đã học được rằng việc giữ đáy sạch sẽ giúp cho EMS không đạt đến mức độ gây bệnh. Bên cạnh đó có một số thứ tích tụ dưới đáy là sunfua, chất hữu cơ đáng ghét và vi khuẩn - tất cả đều là những kẻ giết tôm.

Nuôi tôm, mô hình nuôi tôm, nuôi tôm thành công, kỹ thuật nuôi tôm, phòng bệnh cho tôm

Các hệ thống này sản xuất tôm với tỷ lệ sống sót lên tới 85% bởi có hệ thống sục khí đầy đủ, máy cho ăn tự động, cống trung tâm để loại bỏ bùn đáy ao liên tục bùn và lưới che bóng râm để giảm căng thẳng.

Shrimp Farm Biosecurity in Asia: An Evolved and Holistic Approach.  Robins McIntosh.  Presented at the World Aquaculture Society Meeting in New Orleans, Louisiana, USA, on March 8, 2019.    2. Bob Rosenberry, Shrimp News International, March 23, 2018.


Đăng ngày 10/05/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Kỹ thuật

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 12:16 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 12:16 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 12:16 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 12:16 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 12:16 20/04/2024