Một lão nông đam mê sáng tạo

Gần 80 tuổi, ông Nguyễn Thụ (phường Vĩnh Phước, TP. Nha Trang, Khánh Hòa) vẫn không ngừng đam mê sáng tạo để phát triển kinh tế gia đình.

Ông Thụ
Ông Nguyễn Thụ (bìa trái) trao đổi kinh nghiệm với cán bộ Hội Nông dân.

Gặp ông Thụ trong căn nhà khang trang trên đường 2-4, tôi không nghĩ ông là lão nông bởi ông có dáng vẻ của một trí thức. Tuy ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng ông vẫn còn minh mẫn, tráng kiện. Ông bảo, nông dân học tập ở Bác rất nhiều, điều ông tâm đắc nhất là lời dạy của Bác về “cần, kiệm”. Nông dân phải biết cần cù, chịu khó, đam mê, sáng tạo mới thành công. Đối mặt với sản xuất nông nghiệp bấp bênh, thời tiết thất thường, dịch bệnh rình rập, nông dân cần phải sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm. Nông dân cũng cần phải biết tiết kiệm, biết dành dụm, chắt chiu, bởi giá trị sản xuất nông nghiệp còn thấp, thu nhập chưa cao. Biết tiết kiệm, “lấy công làm lời” luôn là phương châm hữu ích cho nông dân, nông nghiệp hiện nay.

Được biết, năm 1988, ông từ bỏ nghề sửa chữa xe tải để chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Ông cho rằng, mọi thành công đều bắt nguồn từ sự trải nghiệm. Vì vậy, ông lao vào tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu. Vùng nuôi thủy sản của ông rộng 6ha tại khu vực Suối khoáng nóng Tháp Bà và cồn Ngọc Thảo. Đây là vùng đất thường xuyên bị nhiễm phèn, tôm rất khó nuôi vì độ pH thấp. Nếu không có biện pháp xử lý thích hợp, tôm sẽ chậm lớn, thậm chí có thể bị chết do sốc phèn nếu độ pH thay đổi đột ngột. Tình thế này buộc ông phải tìm giải pháp khống chế. Liên tưởng đến giàn khử phèn từ các cơ sở làm nước đá, ông nghĩ ngay đến việc sáng tạo một công cụ khử phèn cho ao nuôi tôm. Thế là giàn khử phèn “made in Nguyễn Thụ” ra đời trên cơ sở tận dụng các vật liệu sẵn có bằng tre, bện dây cước. Giàn lọc phèn này không những giúp tiết kiệm chi phí mà còn bảo đảm vệ sinh môi trường, giúp tôm khỏe, chóng lớn...

Ông Thụ cho rằng làm việc gì cũng nghĩ đến hiệu quả của nó. Bởi thế, các giải pháp sáng tạo của ông đều thể hiện rất rõ dấu ấn này. Khi nghề nuôi tôm thất bát, ông chuyển sang nuôi cua kết hợp với cá măng. Và chính đề tài nuôi cua kết hợp với cá măng đã giúp ông đạt giải khuyến khích tại Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn tỉnh lần thứ IV. Tuy giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả mang lại rất lớn. Cua sống tầng đáy, cá măng sống tầng nổi, không cạnh tranh nhau. Thức ăn thừa và phân cá măng thải ra là nguồn dinh dưỡng cho các phiêu sinh vật phát triển để làm nguồn thức ăn cho cua. Giải pháp này giúp việc nuôi cua và cá măng tiết kiệm được chi phí, giảm rủi ro do dịch bệnh, tăng lợi nhuận khi thu nhập cùng lúc hai nguồn lợi. Ông Thụ cho biết, lợi nhuận của việc nuôi riêng lẻ chỉ đạt tối đa 100 triệu đồng/ha, nhưng khi nuôi kết hợp sẽ lên tới 250 triệu đồng/ha.

Chưa dừng lại ở đó, mới đây, giải pháp “Nuôi kết hợp cua xanh, cá măng cải tiến ở vùng nước lợ chủ động nước” đã giúp ông có thêm một giải khuyến khích tại Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật Khánh Hòa lần thứ V. Với phương châm tiết kiệm, hiệu quả, chủ đề tài đã tích hợp các cách nuôi trong nhiều năm qua. Chủ động nguồn nước sạch từ giếng khoan; thay nước thường xuyên và giải phèn bằng giàn rơi; nuôi khép kín để dễ quản lý... các biện pháp này không những tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất mà còn giúp cho đối tượng nuôi ít bị dịch bệnh, môi trường đảm bảo. Theo tính toán, kinh phí ông Thụ đầu tư ban đầu là 237 triệu đồng để nuôi 4.000 con cua xanh và 4.000 con cá măng; sau 7 tháng nuôi, trừ hết chi phí, ông thu lãi hơn 250 triệu đồng.

Luôn tổng hợp các giải pháp mang lại lợi ích kinh tế cao và tiết kiệm trong sản xuất, ông Thụ đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực kinh tế và đoạt nhiều giải thưởng sáng tạo. Ông đã có 3 sáng kiến được trao giải của Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn tỉnh và 1 giải ba tại Cuộc thi Sáng tạo nhà nông do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.

Ông Cao Văn Hiệp - Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Vĩnh Phước: Ông Nguyễn Thụ là nông dân gương mẫu; gia đình ông là gia đình văn hóa tiêu biểu. Ông luôn được người dân yêu mến, tin tưởng…

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 01/10/2013
p.l
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 03:24 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 03:24 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 03:24 25/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 03:24 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 03:24 25/11/2024
Some text some message..