Một số bệnh vi khuẩn thường gặp trên cá điêu hồng

Cá điêu hồng (Oreochromis sp.) là một loài cá nước ngọt được nuôi khá phổ biến ở Việt Nam. Chúng là một loài cá lai nên có tốc độ tăng trưởng nhanh, tuy nhiên thì sức đề kháng kém.

cá điêu hồng
Cá điêu hồng (Oreochromis sp.). Ảnh: TiLV

Khi việc nuôi cá điêu hồng ngày càng được mở rộng thì ngày càng có xu hướng làm tăng tính nhạy cảm với các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là nhóm vi khuẩn gây bệnh.

Bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila

Aeromonas hydrophila là một trong những tác nhân chính gây bệnh xuất huyết trên cá điêu hồng, bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá, tuy nhiên ở giai đoạn trưởng thành thì tỷ lệ hao hụt tương đối cao nhưng thấp hơn so với giai đoạn cá hương và cá giống. Các dấu hiệu bệnh lý bao gồm các dấu hiệu bên ngoài như xuất huyết ở thân, vây, đồng thời cũng gây xuất huyết các cơ quan của nội quan như gây sưng và xuất huyết gan, thận, tỳ tạng. 

bệnh trên cá điêu hồng
Cá điêu hồng có dấu hiệu xuất huyết nội tạng do A. hydrophila (Nguồn: Hồng Huyền, 2019)

Tác nhân gây bệnh này là vi khuẩn Gram âm, hình que ngắn (2-3 µm), có tính di động tuy nhiên không có khả năng trượt trên môi trường nuôi cấy. Như được báo cáo A. hydrophila có khả năng gây bệnh trên người tuy nhiên chưa ghi nhận trường hợp nào ở Việt Nam ghi nhận A. hydrophila gây bệnh xuất huyết trên cá điêu hồng lây bệnh sang người. 

Bệnh xuất huyết, phù mắt do Streptococcus agalactiae

Streptococcus agalactiae là tác nhân chính gây bệnh xuất huyết, phù mắt (lồi mắt) trên cá điêu hồng, bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá, tuy nhiên ở giai đoạn trưởng thành thì tỷ lệ hao hụt không cao nhưng sẽ tác động đến quá trình tăng trưởng của chúng. Dấu hiệu bệnh lý bao gồm mắt cá bị phù, đồng thời xuất hiện các vết xuất huyết trên thân. 

 bệnh trên cá điêu hồng
Cá điêu hồng có dấu hiệu xuất huyết, phù mắt do nhiễm Streptococcus agalactiae (Nguồn: Trần Thị Tuyết Hoa và ctv., 2014)

Tác nhân gây bệnh này là vi khuẩn Gram dương, hình cầu, không có tính di động. Tương tự vi khuẩn A. hydrophila thì S. agalactiae cũng có khả năng gây bệnh trên người và cũng chưa ghi nhận trường hợp nào lây bệnh sang người. 

Bệnh trắng đuôi, trắng mang do Flavobacterium columnare

Flavobacterium columnare được coi là một trong những bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng trên cá điêu hồng, đặc biệt là trong giai đoạn sản xuất cá bột và cá giống. Bệnh có liên quan đến các tổn thương đặc trưng tổn thương da, thối vây, mang hoại tử và tỷ lệ chết cao. 

 bệnh trên cá điêu hồng
Tổn thương vây và da do nhiễm F. columnare (Nguồn: Hồng Huyền, 2018)

Tác nhân gây bệnh này là vi khuẩn Gram âm, que dài mảnh, có khả năng trượt và hình thành khuẩn lạc màu vàng dạng rễ. Các nghiên cứu về sự đa dạng di truyền của F. columnare đã dẫn đến việc vi khuẩn này được phân loại thành 4 nhóm di truyền riêng biệt (I, II, III và IV). Nhóm di truyền II, III và IV đều đã được báo cáo ở cá rô phi, với nhóm di truyền IV thường liên quan đến các chủng có độc lực cao ảnh hưởng đến cá điêu hồng. 

Bệnh gan thận mủ do Edwardsiella ictaluri

Edwardsiella ictaluri được ghi nhận là tác nhân gây bệnh thận mủ trên cá điêu hồng. Cá điêu hồng nuôi trong bè khi bị bệnh gan thận mủ không có dấu hiệu bệnh lý bên ngoài đặc trưng, cá bơi lờ đờ trên mặt nước, phản ứng chậm với tiếng động và bỏ ăn. Trong xoang bụng cá bệnh thì trên các nội quan là gan, thận, tỳ tạng có nhiều đốm trắng. Sự hình thành các đốm trắng trên nội quan được lý giải là một dạng đáp ứng miễn dịch của cơ thể nhằm cách ly và đào thải các vật chất lạ xâm nhập vào cơ thể tạo nên hiện tượng viêm mãn tính

bệnh trên cá điêu hồng
(C) Cá điêu hồng bệnh thu từ bè nuôi. (D) Cá điêu hồng cảm nhiễm vi khuẩn E. ictaluri. (Nguồn: Lê Ngọc Huyền và ctv., 2020)

Vi khuẩn này phát triển trên môi trường nuôi cấy sẽ hình thành khuẩn lạc hình tròn, hơi lồi, màu trắng kem, rìa đều, kích thước khoảng 1 mm. E. ictaluri là vi khuẩn Gram âm, hình que, di động yếu. 

Đăng ngày 20/05/2022
Hồng Huyền @hong-huyen
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 22:12 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 22:12 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 22:12 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 22:12 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 22:12 27/11/2024
Some text some message..