Một số biện pháp phòng bệnh cho cá biển nuôi lồng bè

Trong môi trường tự nhiên, cá có điều kiện phát triển bình thường. Nếu không có những tác nhân tiêu cực từ môi trường bên ngoài, cá hiếm khi bị dịch bệnh và chết hàng loạt. Cá khi nuôi trong lồng phải chịu đựng rất nhiều yếu tố gây stress do phải thích nghi với môi trường sống mới, tập quán sinh sống và kiếm ăn bị đảo lộn, sức đề kháng bị ảnh hưởng. Vì thế cá nuôi lồng bè hay mắc một số bệnh do vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra.

nuoi ca long
Ảnh minh họa

 Ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, cá hồng và cá song (cá mú) là hai loài được nuôi chủ yếu trong lồng. Tuy nhiên, hầu hết các trại nuôi cá lồng đều gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát tình hình sức khỏe và ngăn ngừa dịch bệnh cho cá.

 Trong những năm gần đây, dịch bệnh ở cá nuôi xuất hiện ngày càng nhiều do số lượng và quy mô các trại nuôi cá ngày càng mở rộng. Sự nhân giống quy mô lớn, việc mua bán, vận chuyển cá hương/cá bột giữa các vùng không được giám sát, kiểm soát chặt chẽ cũng là các yếu tố chính góp phần làm xuất hiện và lây lan các dịch bệnh trầm trọng ở cá biển nuôi. Phòng ngừa bệnh sẽ giúp tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Cá biển nuôi lồng bè thường mắc một số loại bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio sppFlexibacter maritimus gây ra, hoặc một số loại nguyên sinh động vật ký sinh trên toàn thân làm tổn thương da, mang như Benedenia spp., Neobenedenia spp., Diplectanum spp., Pseudorhabdosynochus spp…  gây ra. Dấu hiệu nhận biết chung các bệnh phổ biến này là cá bị xuất huyết, da và các phần bị bệnh sưng tấy, lở loét. Những bệnh này thường xuất hiện khi môi trường nuôi bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường, vệ sinh lưới, lồng nuôi cũng khiến cá bị stress, sức đề kháng của cá thuyên giảm khiến dịch bệnh bùng phát. Ngoài các bệnh trên thì cá nuôi lồng cũng có thể mắc các  bệnh nguy hiểm do virus gây ra như bệnh hoại tử thần kinh, bệnh “cá ngủ” do Iridovirus,Một số cách phòng trị bệnh hiệu quả đối với nuôi cá lồng bè:

- Chọn vị trí neo đặt lồng bè thích hợp, tránh đặt nơi vùng nước bị ô nhiễm.

Chọn cá giống khỏe mạnh, không xây xát, dị hình, bệnh tật, không thả mật độ quá dày.

Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực, kĩ thuật cho các trại nuôi.

Quy định cho người nuôi vá thực hiện 1 số quy tắc của hoạt động nuôi trồng thủy sản.

 Nguồn thức ăn chính được sử dụng trong nuôi cá biển là cá vụn, cá tạp. Đây chính là nguồn lây bệnh trực tiếp cho cá và làm ô nhiễm nguồn nước do thức ăn thừa gây ra. Cần quản lý thức ăn thật tốt và không sử dụng thức ăn đã ươn, thối.

Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường, vệ sinh lồng bè, lưu thông dòng chảy, đảm bảo lượng ôxy hòa tan. Khi môi trường thay đổi, nước biển nhớt hoặc có váng, người nuôi cần có biện pháp vệ sinh, phòng ngừa bệnh ngay.

Sử dụng thuốc và hóa chất để phòng ngừa bệnh cũng là phương pháp hiệu quả. Có thể sử dụng từng loại hóa chất hoặc kết hợp với nhiều loại.  Những bệnh do vi khuẩn có thể trị bằng cách dùng Oxytetracyline 2 - 3g hoặc nhốt cá bệnh riêng và bôi thuốc trực tiếp lên vết thương.

Với những bệnh lở loét và tróc vảy, có thể dùng kháng sinh kết hợp tắm bằng Rifamycin (30 - 50ppm) và cho trộn vào thức ăn Erythromycin. Khi cá bị xuất huyết đường ruột, có thể dùng thức ăn bổ sung 25 - 30mg Erythromycin/kg cá/ngày và tiêm Streptomycin/kg cá/ngày.

Để trị bệnh mù mắt cho cá song có thể dùng kháng sinh kết hợp cho ăn Streptomycin với lượng 25 - 30 mg/kg cá/ngày và tiêm Streptomycin với liều 0,2 mg/kg cá/ngày. Đối với bệnh mòn đuôi và hoại tử, có thể dùng kết hợp kháng sinh Oxolinic acid với liều lượng 20 mg/kg cá, trộn để cho cá ăn và tắm kháng sinh Acriflavin 100 g/m3 nước trong 1 - 2 phút.

Ngoài ra, các hộ nuôi có thể treo túi thuốc tím hoặc TTCA đầu dòng chảy định kỳ. Đây là phương pháp tốt giúp hạn chế bệnh cho cá nuôi. Bên cạnh đó, cần tăng cường dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất vào khẩu phần ăn cho cá, giúp cá khỏe và tăng sức đề kháng chống lại môi trường và bệnh tật.

Khi phát hiện cá chết do dịch bệnh, cần vớt cá chết ra khỏi lồng bè và xử lý cẩn thận; tránh vứt cá chết ra khu vực nuôi, ao, hồ để tránh lây lan dịch bệnh ra môi trường bên ngoài.

Tổng cục thủy sản
Đăng ngày 17/09/2013
Cẩm Chi (tổng hợp)
Kỹ thuật

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 18:07 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 18:07 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 18:07 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:07 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 18:07 26/12/2024
Some text some message..