Một số khó khăn, thách thức trong nuôi tôm nước lợ

Năm 2024, theo dự báo của các chuyên gia, ngành tôm có thể vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Ao tôm
Ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Ảnh: Tép Bạc

(1) Tôm giống

- Tôm bố mẹ phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu (83,5 % tôm chân trắng, 16,5% tôm sú) và khai thác từ tự nhiên (33,3 % tôm sú bố mẹ), trong nước mới cung cấp được một phần, chưa chủ động trong sản xuất.

- Còn nhiều cơ sở chưa được kiểm tra cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản theo quy định của Luật Thuỷ sản (khoảng 40% số cơ sở) nhưng vẫn được cấp chứng nhận kiểm dịch. Đây là những cơ sở chưa đáp ứng điều kiện, nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh.

- Một số địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ sản cấp tỉnh được giao nhiệm vụ quản lý chung về nuôi trồng thuỷ sản nhưng không nắm được số lượng giống kiểm dịch, nguồn gốc xuất xứ, gây khó khăn lớn cho quá trình quản lý.

(2) Giá thành sản xuất tôm: ở nước ta vẫn còn cao hơn so với các nước trong khu vực  do chi phí thức ăn nuôi tôm đang chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản xuất (khoảng trên 65% giá thành nuôi tôm công nghiệp); chi phí con giống nhập khẩu tôm bố mẹ cao; nhiều vùng nuôi thiếu điện phải sử dụng máy nổ để bơm nước, quạt khí, phát điện (chi phí cao gấp 2 lần so với sử dụng điện); Các cơ sở nuôi nhỏ lẻ thường thiếu vốn sản xuất, phải mua chịu vật tư đầu vào, chịu lãi suất cao và không có cơ hội lựa chọn sản phẩm có chất lượng, lệ thuộc vào đại lý ảnh hưởng đến giá thành và lợi nhuận của người nuôi tôm giá cước vận chuyển vật tư, nguyên liệu cao.

(3) Phần lớn hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo: Hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS chủ yếu vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, hệ thống cấp thoát nước không đảm bảo, các vùng nuôi thâm canh không có ao xử lý nước nên dễ xảy ra dịch bệnh. Nguồn nước dễ bị ô nhiễm do quá trình sản xuất và sinh hoạt, thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp.

(4) Vùng nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến: năng suất thấp, hiệu quả sản xuất chưa cao, mặc dù diện tích nuôi lớn nhưng sản lượng và giá trị thấp, khó kiểm soát chất lượng sản phẩm, cần có những đột phá về giải pháp kỹ thuật, khoa học công nghệ, về con giống (cần con giống có khả năng kháng bệnh, tăng trưởng nhanh).

(5) Công tác đăng ký nuôi trồng thủy sản và cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ: còn chậm, tỷ lệ đăng ký thấp dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu của thị trường đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

(6) Điều kiện thời tiết, khí hậu: các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024 dự báo không thuận lợi cho nuôi tôm, tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh, thiệt hại do bão, mưa lũ….

Năm 2024, theo dự báo của các chuyên gia, ngành tôm có thể vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức:

- Xung đột giữa Nga và Ucraina, giao tranh giữa Israel – Hamas, tình hình bất ổn tại Trung đông khiến kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn so với dự báo.

- Lạm phát ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, người dân các nước thắt chặt chi tiêu, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu giảm mạnh trong đó có sản phẩm tôm nước lợ dẫn đến những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu.

- Giá vật tư, xăng dầu tiếp tục tăng cao.

- Dự báo biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn xẩy ra ngay từ các tháng đầu năm 2024 là nguyên nhân gây ra những yếu tố bất lợi cho tôm nuôi, tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh và gây khó khăn cho sản xuất.

- Tình hình cung vượt cầu và giá tôm nguyên liệu tiếp tục giảm, cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia sản xuất và cung ứng tôm toàn cầu vẫn tiếp tục. 

Bên cạnh những khó khăn, từ cuối năm 2023 đã có những tín hiệu tích cực hơn như sự phục hồi của một số thị trường chính (Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc) khi doanh số xuất khẩu tôm liên tục tăng; Sự thay đổi về cơ cấu thủy sản nhập khẩu của Thị trường Trung Quốc, cũng như thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản và các nước trong khu vực sau thông tin nhà máy điện hạt nhân Fukushima-Nhật Bản xả nước thải ra môi trường; Giá bán tôm nguyên liệu đã tăng hơn từ cuối năm 2023 và đầu năm 2024; Dự báo nguồn cung tôm nước lợ toàn cầu tiếp tục tăng khoảng 4,8% trong năm 2024 là thách thức cũng là cơ hội cho ngành tôm Việt Nam trong năm 2024, cần tận dụng cơ hội và có giải pháp phù hợp.

Cục Thủy Sản
Đăng ngày 04/03/2024
Nuôi trồng

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản là việc ứng dụng các phương pháp và sản phẩm sinh học để cải thiện hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, và duy trì sức khỏe của thủy sản.

Nhá tôm
• 09:46 13/02/2025

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn cho môi trường nước

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ môi trường nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản. Một môi trường nước được duy trì ổn định sẽ giúp tôm cá phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Môi trường nước ao nuôi tôm
• 09:35 13/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 00:08 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 00:08 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 00:08 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 00:08 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 00:08 17/02/2025
Some text some message..