Một số lưu ý trong nuôi thương phẩm cá chua tại Bình Định

Tại Bình Định, cá chua được nuôi nhiều ở các khu vực quanh đầm Đề Gi của 2 huyện Phù Mỹ và Phù Cát.

Cá chua
Cá chua hay còn gọi là cá măng, có thân dài và dẹp bên. Ảnh: Facebook

Hiện nay nhiều hộ nuôi tôm đã dần chuyển sang nuôi cá chua hoặc nuôi ghép cá chua với tôm vì việc chuyển đổi này mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Để nuôi thương phẩm cá chua đạt hiệu quả kinh tế, các hộ dân cần lưu ý một số ván đề sau:

Cá chua hay còn gọi là cá măng, có thân dài và dẹp bên, đầu to, vừa, mõm tù và tròn, màng mỡ mắt dày, che kính mắt. Lỗ mũi cách xa nhau, miệng nhỏ ở phía trước, không có răng, không có râu. Hàm trên hơi thô. Khe mang rộng vừa phải. Màng nấp mang rời nhau và tách rời ức, lược mang nhiều, nhỏ.

1. Chọn vị trí xây dựng ao nuôi

- Ao nuôi nằm ở vùng có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm bởi các khu công nghiệp, khu nông nghiệp, khu dân cư,… Nơi có độ mặn nước tốt nhất là 27 – 28%.

- Ao nuôi nằm trong vùng quy hoạch, có hệ thống giao thông thuận lợi trong việc vận chuyển giống, vật tư, hóa chất, thu hoạch,…

- Chất đất xây dựng bờ ao phải chắc chắn, không bị thẩm lậu. 

- Đất đáy ao có thể là sét, thịt pha sét, thịt, thịt pha cát hoặc cát bùn. Tránh đào ao ở nơi đất có độ chua vĩnh cửu (độ chua không thể cải tạo được).

- Ao nuôi thường có hình chữ nhật, kích thước  3.000 – 10.000 m2.

- Mức nước trong ao từ 0,8 – 1,2 m.

2. Cải tạo ao nuôi

- Cải tạo đáy ao: Tháo cạn nước, vét bớt bùn đáy, lấp hết lỗ mọi quanh bờ, nếu ao không tháo cạn được thì dùng saponin 2 kg/100 m3 để diệt tạp.

- Bón vôi nung với lượng 5 kg/100m2 (khối lượng thay đổi tùy vào độ pH đất). Phơi đáy 3 – 5 ngày.

- Gây màu nước: lấy nước vào ao đến mức từ 1m trở lên, dùng phân Urê:NPK = 1;1 với lượng 2 - 3 kg/1.000 m3 hòa tan với nước ngọt, tạt xuống ao vào lúc 9 -10 giờ sáng. 

- Sau 5 –7 ngày nước lên màu thì tiến hành thả giống.

- Các chỉ tiêu môi trường phù hợp để thả cá:

+ Nhiệt độ: 26-32oC, tốt nhất 28-30oC; 

+ pH : 7,0-8,5; 

- Độ trong 30 – 40 cm;

- Hàm lượng Oxy hòa tan > 3 mg/l.

3. Thả giống

Cá chuaCá chua được nuôi nhiều tại huyện Phù Mỹ và Phù Cát. Ảnh: NTN

- Chọn cá giống kích cớ đồng đều, màu sắc tươi sáng, không xây xát. 

- Kích cỡ cá thả từ 10 – 12 cm/con. Mật độ thả từ 2 – 3 con/m2.

- Trước khi thả cá giống vào ao cần thuần hoá để cá thích nghi về nhiệt độ và độ mặn trong ao.  

- Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

4. Cho ăn

- Cho ăn bằng thức ăn công nghiệp chất lượng tốt, độ đạm trên 18% với kích cỡ viên phù hợp với kích cỡ miệng cá

- Lượng thức ăn hằng ngày chiếm từ 4 – 10% trọng lượng cá.

- Tháng đầu cho ăn ngày 3 lần/ngày, tháng thứ 2 cho ăn ngày 4 lần/ngày, tháng thứ 3 và thứ 4 cho ăn ngày 5 lần/ngày.

5. Quản lý các yếu tố môi trường

- Theo dõi chất lượng nước trong ao kết hợp lịch thủy triều để thay nguồn nước tốt, mỗi lần thay khoảng 20% lượng nước trong ao nhằm đảm bảo ổn định môi trường ao nuôi, kích thích cá phát triển. 

- Khi nước trong ao có nhiều chất lơ lửng, nổi bọt khí hoặc quá trong thì tiến hành thay nước ngay.

- Định kỳ mỗi tháng bón vôi với lượng 500 kg/ha hoặc khi có thời tiết biến động.

6. Thu hoạch

Cuối tháng thứ 4 kiểm tra, nếu cá đạt kích cỡ thương phẩm 0,4 kg/con thì tiến hành thu tỉa theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Trong quá trình thu tỉa tránh gây xáo động môi trường đáy ao.

Đăng ngày 08/09/2023
NTN @ntn
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 00:39 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 00:39 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 00:39 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 00:39 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 00:39 18/11/2024
Some text some message..