Một số mô hình nuôi ghẹ hiệu quả cao

Một số mô hình nuôi ghẹ đang được áp dụng mang lại hiệu quả gồm: nuôi ghẹ đơn tính; nuôi ghẹ kết hợp; nuôi ghẹ trong ao; nuôi ghẹ lột.

Một số mô hình nuôi ghẹ
Ghẹ là loài thủy sản có giá trị cao.

Cũng giống cua biển, ghẹ xanh hay ghẹ hoa được xem là một trong những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế, sản phẩm ghẹ được xuất khẩu dạng như: đông lạnh nguyên con, ghẹ thịt, hay ghẹ lột. Nhu cầu ghẹ xanh (Portunus pelagicus) ngày càng tăng cùng với sự suy giảm nguồn lợi tự nhiên, theo báo cáo của WWF sản lượng ghẹ xanh tại vùng biển Kiên Giang năm 2014 là 6.200 tấn giảm 20% so với năm 2013, và giảm 43% so với năm 2009. Do đó, nhiều mô hình ương nuôi ghẹ phát triển nhằm đáp ứng với nhu cầu thị trường cùng với giảm cường lực khai thác, bảo tồn nguồn lợi.  Một số mô hình nuôi ghẹ đang được áp dụng mang lại hiệu quả gồm:  nuôi ghẹ đơn tính; nuôi ghẹ kết hợp; nuôi ghẹ trong ao; nuôi ghẹ lột.

Nuôi ghẹ đơn tính

Tỉ lệ sống trong các mô hình nuôi ghẹ thông thường là không cao do hiện tượng ăn nhau của ghẹ nhất là lúc lột xác. Do ghẹ đực và ghẹ cái có chu kỳ lột xác không giống nhau, nên khi nuôi ghẹ không phân tính làm cho tỉ lệ hao hụt cao. Thực tế cho thấy nuôi ghẹ xanh (P. pelagicus) toàn cái cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi toàn đực và nuôi không phân tính.


Khi nuôi đơn tính ghẹ cái cho tỉ lệ sống khoảng 70-77%, ngược lại nuôi không phân tính hay nuôi ghẹ toàn đực cho tỉ lệ sống dưới 60%. Tùy theo mục đích nuôi có thể lựa chọn nuôi ghẹ toàn đực hay toàn cái. Mặc dù, mô hình nuôi ghẹ toàn đực cho tỉ lệ sống thấp hơn so với nuôi ghẹ toàn cái nhưng tăng trọng của ghẹ đực lại nhanh hơn so với ghẹ cái, cùng thời gian nuôi ghẹ đực cho trọng lượng trên cá thể nặng hơn so với ghẹ cái.

Mô hình nuôi ghẹ kết hợp 

Rong đỏ (Kappaphycus alvarezii Doty) có giá trị kinh tế cao với thành phần chủ yếu là carrageenan, là nguyên liệu quan trọng để sản xuất các sản phẩm có giá trị khác. Rong đỏ dễ nuôi và nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao. Do đó, rong đỏ có thể được nuôi quanh năm và kết hợp với các đối tượng thủy sản khác. Trên cơ sở đó, rong đỏ nuôi kết hợp với ghẹ xanh là một giải pháp được lựa chọn và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho mô hình nuôi.

Sản lượng và hiệu quả kinh tế trong mô hình nuôi ghẹ xanh kết hợp rong đỏ được đánh giá thông qua ảnh hưởng của mật độ rong đỏ và hệ thống nuôi. Hiệu quả kinh tế và tăng trưởng đạt cao nhất trong mô hình nuôi kết hợp 10 ghẹ/m3 kết hợp với 750g rong đỏ/m3, trong đó mô hình đạt hiệu quả tối ưu khi rong đỏ được nuôi ở đáy của lồng nuôi. 

Bên cạnh đó, Mô hình nuôi cua ghẹ kết hợp với các đối tượng nuôi khác như: cá, hai mảnh vỏ, hoặc các loài giáp xác khác đã được áp dụng tại Thái Lan và Đài Loan. Tại Trung Quốc, rong Gracilaria được nuôi kết hợp với tôm và cua. Tại Indonesia, ghẹ xanh được nuôi kết hợp với cá rô phi trong các giai lưới với một lớp cát ở đáy ao làm nơi trú ẩn cho cua trong quá trình lột xác.

Rong đỏ dùng nuôi kết hợp với ghẹ xanh trong các lồng bè.

Nuôi ghẹ trong ao

Ghẹ được nuôi trong ao đất giống như các ao nuôi tôm. Mô hình nuôi ghẹ trong ao đất được áp dụng tại nhiều nơi. Thức ăn cho ghẹ có thể dùng thức ăn viên trong nuôi tôm hay kết hợp cá tạp với thức ăn tự chế. Tại Ấn Độ, ghẹ được nuôi trong ao đất với độ mặn thích hợp nhất từ 25-30 ppm, nhiệt độ dao động trong khoảng 26-30oC, pH 7,5-8,5, hàm lượng oxy hòa tan từ 4,5-8 mg/L và cho ăn thức ăn tôm, sử dụng sàn ăn đề kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn cho ăn. Ghẹ định kỳ được kiểm tra tăng trọng, kích thước carapace, tình trạng sức khỏe.

Sau 4 tháng thả nuôi trọng lượng ghẹ đạt khoảng 100 g/con. Nhằm hạn chế ăn nhau cần tạo ra nơi trú ẩn cho ghẹ trong các mô hình nuôi nhất là nuôi trong ao đất thường thả lưới hay các nhánh cây khô tạo nơi trú ẩn cho ghẹ. Tại một số địa phương sử dụng biện pháp lót cát dưới nền đáy tạo nơi ẩn nấp cho ghẹ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ghẹ nuôi cho ăn thức ăn kết hợp giữa thức ăn công nghiệp cho tôm và cá tạp tăng trưởng tốt hơn so với cho ăn từng loại riêng lẽ. 

 

Ao nuôi dùng trong nuôi ghẹ

Nuôi ghẹ lột

Nhu cầu ghẹ lột cho tiêu thụ trong nước và cho xuất khẩu ngày càng tăng. Mô hình nuôi ghẹ lột hiện nay đang được thực hiện khá thành công tại Kiên Giang.  Mô hình nuôi ghẹ lột theo kỹ thuật Nhật Bản được triển khai thực hiện khá thành công, ghẹ sau khi mua về được cắt mắt để kích thích ghẹ lột xác, sau đó thả xuống bè cho ăn cá tạp băm nhỏ đến khi ghẹ lột thì thu hoạch.


Kích cỡ ghẹ lột thu hoạch dao động từ 50-100g. Ghẹ lột sau khi thu hoạch được rữa trong nước lạnh khoảng 15oC, sau đó trữ đông -35oC đến thị trường tiêu thụ.


Đăng ngày 01/04/2018
HUỲNH NHƯ
Kỹ thuật

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 10:12 28/10/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 15:01 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:01 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 15:01 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 15:01 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 15:01 05/11/2024
Some text some message..