Một số thay đổi trong quy định nhập khẩu sản phẩm thủy sản của một số nước

Thời gian vừa qua, các thị trường nhập khẩu liên tục đưa ra các yêu cầu kỹ thuật về an toàn dịch bệnh hoặc phải được lấy mẫu xét nghiệm bệnh đối với các mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Để giúp các đơn vị nắm được các yêu cầu, có định hướng và chủ động trong sản xuất nhằm có được các sản phẩm phù hợp với yêu cầu các thị trường nhập khẩu thủy sản, vừa qua, Cục Thú y đã tóm tắt và cung cấp thông tin về những thay đổi trong quy định nhập khẩu thủy sản của một số nước đã có thông báo cho Việt Nam.

quy định nhập khẩu sản phẩm thủy sản của một số nước
Hình minh họa

Quy định nhập khẩu sản phẩm thủy sản của một số nước cụ thể như sau:

Đối với thị trường Úc

Theo quy định pháp luật hiện hành của Úc, tôm được phép nhập khẩu vào Úc theo các dạng được tóm tắt như sau:

* Đối với tôm chưa qua nấu chín: Tất cả tôm và các sản phẩm của tôm phải có nguồn gốc từ quốc gia, vùng lãnh thổ được Cơ quan có thẩm quyền của Úc công nhận là sạch các bệnh: Đốm trắng, Đầu vàng, Taura,  Hoại tử gan tụy do vi khuẩn và bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính. Hoặc tôm phải được bỏ đầu, bỏ vỏ và tẩm ướp, chế biến theo các quy trình đã được cơ quan có thẩm quyền của Úc chấp nhận để sử dụng làm thực phẩm cho người. Hoặc tôm phải được bỏ đầu, bỏ vỏ, đông lạnh trước khi xuất sang Úc và phải được lấy mẫu từng lô hàng khi đến Úc để xét nghiệm khẳng định không có mầm bệnh đốm trắng và đầu vàng.

Tất cả các loại tôm, sản phẩm tôm chưa qua nấu chín phải được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận là phù hợp làm thực phẩm cho người; đã được chế biến, kiểm tra và phân loại tại các nhà máy đã được kiểm soát và phải không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh truyền nhiễm. Đối với tôm đã được bỏ đầu, bỏ vỏ và tẩm ướp theo các quy trình đã được cơ quan có thẩm quyền của Úc chấp nhận khi xuất khẩu sang Úc sẽ được cơ quan có thẩm quyền của Úc kiểm tra ngẫu nhiên.

* Đối với tôm đã nấu chín: Cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu phải xác nhận là tôm và các sản phẩm tôm đã nấu chín phù hợp để làm thực phẩm cho người; tôm và sản phẩm tôm phải được nấu chín tại các nhà máy đã được phê duyệt và dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu để bảo đảm thời gian và nhiệt độ nấu chín là phù hợp, không còn thành phần chưa nấu chín lẫn vào các sản phẩm.

Đối với thị trường Hàn Quốc, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản quốc gia thuộc Bộ Thủy sản Hàn Quốc quy định: Tất cả các loại thủy sản nuôi và hoang dã khi nhập khẩu vào Hàn Quốc phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch do Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp, bao gồm cả tôm đông lạnh và ướp lạnh ngoại trừ tôm bóc vỏ, bỏ đầu; hàu, nhuyễn thể đông lạnh, kể cả hàng xách tay. Cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên các lô hàng thủy sản (thông qua hệ thống tự động truy xuất thông tin nhập khẩu) để xét nghiệm các loại mầm bệnh theo quy định của OIE (bao gồm các bệnh: Đốm trắng, đầu vàng, Taura, hoại tử cơ, hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 09/4/2017.

Tại thị trường Trung Quốc, yêu cầu của Trung Quốc đối với việc giám sát và lấy mẫu xét nghiệm các loại mầm bệnh trên tôm sú sống vẫn tiếp tục được thực hiện trong tương lai. Năm 2016, giá trị xuất khẩu tôm sú sống của Việt Nam sang Trung Quốc là khoảng trên 250 triệu USD (trong tổng số giá trị xuất khẩu tôm là khoảng 350 triệu USD)…

Ngoài ra, một số thị trường như Ả rập Xê-út, Bra-xin, Mê-hi-cô (Mexico), Liên bang Nga, Armenia,...cũng có các quy định cụ thể đối với việc nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản liên quan đến vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh...

Có thể thấy, để bảo hộ sản xuất trong nước, ngày càng có nhiều thị trường nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản từ Việt Nam đưa ra các rào cản kỹ thuật và yêu cầu khắt khe về an toàn dịch bệnh, giám sát dịch bệnh hoặc lấy mẫu xét nghiệm mầm bệnh. Do đó, để chủ động đối phó, Cục Thú y yêu cầu các ban, ngành liên quan và các cơ sở sản xuất, nuôi trồng thủy sản, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trước mắt cần nắm rõ các quy định của quốc tế (OIE và WTO/SPS) và của các nước, từ đó có kế hoạch xây dựng lộ trình và kế hoạch sản xuất phù hợp, nhằm có được các sản phẩm đáp ứng yêu cầu các thị trường nhập khẩu thủy sản.

TCTS
Đăng ngày 12/04/2017
Hà Kiều
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 06:18 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 06:18 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 06:18 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 06:18 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 06:18 29/12/2024
Some text some message..