MPC, VHC, HVG: Áp lực dẫn đầu ngành thủy sản

Chọn hướng đi khác nhau, cũng như phải liên tục đối mặt với nhiều biến động từ thị trường nước ngoài, song ba cái tên Minh Phú Seafood Corp (MPC), Vĩnh Hoàn Corp (VHC), Hùng Vương (HVG) vẫn là "tâm điểm" chú ý của ngành thủy sản Việt Nam...

thủy sản
Các doanh nghiệp thủy sản làm gì vào cuối năm 2015 - Ảnh: Q.Hòa

Khi kết quả kinh doanh quý II/2015 của các doanh nghiệp (DN) thủy sản được công bố thì MPC, VHC, HVG là những cái tên "được soi" nhiều nhất.

Bởi lẽ, kể từ năm 2013, các DN này đã tạo quá nhiều dấu ấn, thông qua việc mua bán, sáp nhập (M&A) không chỉ đối với các DN nội địa, mà còn mở rộng với khối DN đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Cụ thể, cùng với việc mua lại hàng loạt DN cùng lĩnh vực (sản xuất, xuất khẩu cá tra, tôm) và ngoài ngành (thức ăn chăn nuôi, bất động sản, bóng đá...), như Việt Thắng, An Giang, Thực phẩm Sao Ta, Lâm thủy sản Bến Tre, Công ty CP Thức ăn chăn nuôi, Công ty CP Bóng đá Hùng Vương, Công ty CP Địa ốc An Lạc, HVG được ví như một "gã khổng lồ" của ngành thủy sản.

Năm 2014, HVG trở thành tập đoàn với 6 công ty con và 6 công ty liên doanh hoạt động trong lĩnh vực nuôi và chế biến thủy sản với hai mặt hàng chính là cá tra và tôm.

Theo HVG, chiến lược M&A đã giúp Công ty tăng doanh thu từ 4.700 tỷ đồng lên 14.900 tỷ đồng vào năm 2014, chỉ sau bốn năm, đồng thời vẫn tiếp tục mục tiêu M&A.

Trong thời gian này, VHC cũng thể hiện sự lớn mạnh khi liên tiếp đầu tư vào các nhà máy sản xuất gạo, nhà máy sản xuất Collagen từ phụ phẩm các tra và nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản.

Duy chỉ có "vua tôm" MPC thì vẫn... một đường thẳng tiến, dù cũng gặp không ít "lận đận" khi giá tôm liên tục biến động ở các nước nhập khẩu.

Kết quả thống kê từ Viện Hợp nhất sáp nhập và Liên minh (IMAA) năm 2014, Việt Nam có 313 thương vụ M&A, bao gồm các thương vụ giữa các DN trong nước với nhau, DN nước ngoài mua DN trong nước và DN trong nước mua tài sản DN nước ngoài với giá trị đạt khoảng 2,5 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2013, chủ yếu tập trung vào các DN lớn, có thương hiệu. Dự báo các thương vụ M&A sẽ tiếp diễn mạnh vào cuối năm nay.

Những công bố về kết quả kinh doanh của các DN thủy sản thời gian gần đây cho thấy sự tụt hạng mạnh của HVG vào tháng 8/2015, khi DN sém "văng khỏi" top 10 DN xuất khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam.

Trước sự việc này, nhiều ý kiến cho rằng, HVG tăng doanh thu nhưng cũng tăng quá nhiều chi phí dẫn đến sự tụt hạng đáng buồn này.

Trong khi MPC dù báo lỗ nhưng vẫn lạc quan, thậm chí vẫn mạnh tay đầu tư vào lĩnh vực ngoài ngành.

Cụ thể, Công ty CP Cảng Minh Phú Hậu Giang (MPC sở hữu 50% cổ phần đã đạt được thỏa thuận với Gemadept để tham gia đầu tư vào Công ty CP Mekong Logistics thành lập Trung tâm Logistics tại KCN Sông Hậu (huyện Châu Thành, Hậu Giang) diện tích 15ha gồm kho lạnh có sức chứa 50.000 pallets và kho thường 15.000m2, vốn đầu tư gần 670 tỷ đồng.

Khác với HVG và MPC, VHC có chiến lược khá hoàn hảo khi dừng đúng lúc để trở về đúng thế mạnh là xuất khẩu cá tra.

Cụ thể, sau khi thấy tình hình thị trường khó khăn, DN này đã bán nhà máy gạo, mở thêm hai nhà máy sản xuất sản phẩm từ cá tra, trong đó, một nhà máy dành riêng để sản xuất các sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cho con cá tra.

Tháng 7/2014, VHC đã bán nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản (nơi "cứu nguy" cho VHC trong giai đoạn khó khăn) cho đối tác Pilmico International (Philippines) với giá 414 tỷ đồng, thu về khoản lợi nhuận 304 tỷ đồng đồng thời với việc thành lập DN mới, chịu trách nhiệm phân phối các loại thức ăn thủy sản cho Pilmico International, và được phép mua thức ăn thủy sản của Pilmico International với giá mềm hơn giá bán trên thị trường.

Theo giải thích của bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐQT VHC, việc bán nhà máy chế biến thức ăn nhằm tập trung vào ngành kinh doanh chính là nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra cộng với tập trung đầu tư dự án Collagen.

Hiện, sản xuất Collagen từ phụ phẩm cá tra được kỳ vọng sẽ giúp VHC gia tăng doanh thu và lợi nhuận, bởi giá trị xuất khẩu của sản phẩm này cao gần gấp 10 lần so với cá tra.

Dự kiến, năm 2015 nhà máy hoạt động 30% công suất, thu lợi nhuận 28 tỷ đồng, năm 2016 sẽ nâng công suất lên 50%, lợi nhuận dự kiến 62 tỷ đồng.

Tuy chỉ còn ba tháng nữa mới hết năm 2015, song rất khó biết được MPC, VHC và HVG sẽ làm gì tiếp theo để giữ vững "phong độ dẫn đầu" ngành thủy sản Việt Nam.

Doanh nhân Sài Gòn, 30/09/2015
Đăng ngày 01/10/2015
Duy Khuê
Doanh nghiệp

Bật mí những ưu điểm vượt trội khi xem giá thủy sản tại Farmext App

Hiểu được nỗi lo của người nuôi tôm về biến động giá cả hằng ngày, Farmext App cung cấp giải pháp cập nhật thông tin giá cả đa dạng, đầy đủ cho tất cả các loài thủy hải sản trên khắp các tỉnh thành.

Xem giá tại Farmext
• 08:00 10/04/2024

Gian hàng Tép Bạc truyền tải thông điệp hay nhất VietShrimp 2024

Vừa qua, hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 (VietShrimp 2024) tại Cà Mau đã thành công ngoài mong đợi. Trước khi bế mạc, chiều 21/3, Ban Tổ chức đã trao giải cho 7 gian hàng ấn tượng nhất ở 7 hạng mục.

Tép Bạc được trao giải
• 11:37 27/03/2024

GROBEST Việt Nam ghi dấu tại VietShrimp 2024 với mô hình nuôi tôm công nghệ cao và giải pháp dinh dưỡng toàn diện

Tham dự VietShrimp 2024, Grobest Việt Nam mang đến loạt giải pháp đột phá như mô hình nuôi tôm công nghệ cao và các sản phẩm dinh dưỡng toàn diện nhằm giúp các hộ nuôi giảm chi phí sản xuất trên 1 kg tôm, hướng đến những mùa vụ ““Năng suất cao – Chi phí thấp””.

Grobest
• 10:00 25/03/2024

ASC cấp chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi đầu tiên ở Châu Á

Chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi ASC uy tín đã được cấp lần đầu tiên ở Châu Á, trong đó Thai Union nhận được chứng nhận duy nhất cho nhà máy thức ăn chăn nuôi Mahachai của họ.

Tôm thẻ
• 10:30 24/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 04:12 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 04:12 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 04:12 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 04:12 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 04:12 19/04/2024