Mua bán tôm giống “may nhờ, rủi chịu”

Từ năm 2010 đến nay, liên tiếp 3 vụ tôm rủi ro, thất bát, vùng nuôi tôm sú công nghiệp có diện tích thâm canh, bán thâm canh tập trung lớn ở Sóc Trăng - Bạc Liêu vẫn chưa xác định rõ tác nhân tôm chết. Dân nuôi tôm và cán bộ thú y, thủy sản khẳng định: Nghi can số 1 là chất lượng giống không đảm bảo…

tha tom giong
Cảnh thả tôm giống.

Đường đi tôm giống

Về vùng nuôi tôm ven biển Vĩnh Châu (Sóc Trăng) và Bạc Liêu, các hộ dân có ao nuôi tôm áp dụng kỹ thuật gần như giống nhau. Điều duy nhất khác biệt là cách thức mua tôm giống khác nhau. Các trang trại nuôi qui mô, mua số lượng lớn nên các công ty hay cơ sở cung cấp giống săn đón chào hàng, giao con giống đến tận ao. Chủ trang trại mua con giống, có điều kiện chi phí xét nghiệm, tầm soát bệnh đốm trắng, đầu vàng.

Đối với hộ có vốn, họ mua con giống theo mối thân quen là cơ sở mua bán giống có uy tín hoặc cùng một nhóm nông dân bà con cật ruột trong xóm cử ra đại diện thuê xe ra miền Trung chọn mua con giống chở về. Riêng những hộ nghèo nuôi nhỏ lẻ, thiếu vốn thường mua ghi nợ. Họ mua từ các cơ sở giống tại địa phương. Cơ sở giống đóng thùng chở đến giao tới ao tôm. Tất nhiên, vì nghèo nên càng không có điều kiện lấy mẫu kiểm tra trước khi thả. Nếu cơ sở bán tôm giống yếu, có mầm bệnh… thì “may nhờ, rủi chịu”, người nuôi không thể biết được.

Ông Trần Quốc Quang, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) cho biết: Toàn huyện có 17.700 ha nuôi tôm, trong đó mô hình tôm - lúa chiếm phần lớn diện tích. Thế nhưng ở Sóc Trăng các cơ sở sản xuất tôm giống rất ít, chiếm phần nhiều là đại lý mua bán tôm giống. Nguồn cung tôm giống chủ yếu đưa về từ miền Trung hoặc do các công ty, cơ sở sản xuất giống từ Bạc Liêu, Cà Mau vận chuyển lên cho các đại lý. Thông thường người bán luôn nói tôm giống tốt, có kiểm dịch. Người mua nếu muốn kiểm tra mầm bệnh tự lấy mẫu mang đi xét nghiệm. Còn cơ quan kiểm dịch giống tại địa phương chủ yếu kiểm tra bằng mắt thường nên khó biết được tôm giống có mang mầm bệnh hay không.

Ông Sáu Ngoãn (Võ Hồng Ngoãn), chủ trang trại nuôi tôm vùng ven biển Bạc Liêu - xã Hiệp Thành, TP.Bạc Liêu nói: “Nói đến tôm giống có chất lượng hay không thật phức tạp vô cùng. Đối với mấy bệnh còi, nhiễm khuẩn thông thường có thể từ từ khắc phục. Sợ nhất là các bệnh đốm trắng, đầu vàng và chưa nói đến hoại tử gan tụy… người nuôi tôm tài giỏi mấy cũng bó tay. Bạc Liêu hiện có 4 trại sản xuất cung ứng giống số lượng lớn. Song nếu mua con giống sạch bệnh, qua kiểm tra chất lượng chỉ biết mức độ tương đối. Đơn cử trong một bể giống 500 ngàn con, bốc mẫu ngẫu nhiên 100-200 con đưa xét nghiệm, chiếm 3-5%.

Như vậy nếu cho kết quả tôm không bệnh cũng chưa có thể khẳng định cả bể tôm không mang mầm bệnh. Bởi vì thực tế, tôi kiểm soát chặt chất lượng như vậy nhưng khi thả vào ao nuôi, tôm vẫn bị hư chết. Hơn nữa, điều bất hợp lý và gây thiệt hại cho người nuôi tôm là trong khi các chủ cơ sở bán giống đều khẳng định tôm giống tốt, không có mầm bệnh. Nhưng sau khi người nuôi tôm lấy mẫu đi xét nghiệm, tự trả chi phí xét nghiệm, phát hiện có mầm bệnh, người nuôi tôm vẫn phải tự lãnh hậu quả. Còn cơ sở bán tôm giống chẳng những không chịu phí xét nghiệm mà còn phủi tay”.

Kiểm tra không xuể

Đa số ý kiến dân nuôi tôm và giới cán bộ chuyên ngành thủy sản đều cho rằng: Tôm giống khỏe đóng vai trò quan trọng, có thể đối phó, vượt qua một số bệnh thông thường. Do đó kiểm tra chất lượng con giống rất cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay qua trình tự kiểm tra cho thấy bộc lộ quá nhiều bất cập, nhất là khi tôm vào vụ thả nuôi, con giống mua bán vận chuyển số lượng lớn thong dong xuôi ngược, kiểm tra không xuể.

Anh Trần Tuấn Phong, Phó phòng dịch tễ - Phụ trách trạm kiểm dịch giống thủy sản An Hiệp - Đại Hải, trên quốc lộ 1A là cửa ngỏ vào tỉnh Sóc Trăng cho biết: Trạm kiểm dịch có nhiệm vụ kiểm tra tôm giống thương phẩm. Nhưng kiểm tra lô hàng vận chuyển qua giấy kiểm dịch hợp lệ; kiểm tra bằng cảm quang, kính hiển vi. Nếu thấy nghi ngờ có dấu hiệu tôm bệnh cho lấy mẫu xét nghiệm PCR. Tuy vậy, trạm kiểm dịch không có chức năng đón chặn xe và chỉ có thể phối hợp cùng các cơ quan liên ngành. Do đó dù có lấy mẫu xét nghiệm cũng không thể giữ xe lại chờ kết quả xét nghiệm gửi về. Sau đó bất kể kết quả báo mẫu tôm đó có bệnh hay không thì số tôm giống ấy có khi đã thả xuống ao như chuyện đã rồi. Mặt khác, cho đến nay vẫn chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể việc xử lý tôm giống phát hiện có bệnh sẽ tiêu hủy như thế nào? Đó là chưa nói đến người mua bán giống thường phản ứng dữ dội mỗi khi cán bộ chức năng tiến hành kiểm tra, kiểm soát.

Hiện nay bên cạnh quốc lộ 1A, cửa ngỏ đường bộ vào Sóc Trăng, Bạc Liêu có thêm tuyến đường nam sông Hậu, Quản lộ Phụng Hiệp…Trong tình hình tôm chết như vừa qua, dân nuôi tôm ở Sóc Trăng thả rải vụ, tôm giống vận chuyển ngày đêm trên khắp nẻo đường. Hiện nay Sóc Trăng có 10 cơ sở có trại sản xuất tôm giống, trong đó có 5 trại còn hoạt động. Bên cạnh đó 93 cơ sở kinh doanh tôm giống, giống thủy sản. Theo chức năng, Chi cục Thú y địa phương là quản lý điều kiện vệ sinh thú y của cơ sở giống; kiểm tra chất lượng con giống xuất - nhập tỉnh chủ yếu về mặt thủ tục nguồn gốc từ đâu và nơi đến. Đối với tôm bố mẹ, tôm thẻ có nguồn gốc nhập ngoại, cơ quan Thú y vùng VI kiểm tra từ sân bay. Cơ quan thú y địa phương xem như chỉ kiểm tra phần ngọn. Trong khi đó tại các cơ sở sản xuất giống trong nước tôm sú bố mẹ có khi khai thác bắt từ tự nhiên hay mua bán “chui” theo đường tiểu ngạch ai kiểm tra? Do vậy cơ sở bán tôm sú giống thương phẩm chất lượng sạch bệnh hay không thật khó xác định được. Đây là kẽ hở.

Một cán bộ thú y Chi cục Thú y Sóc Trăng đề nghị: Để chấn chỉnh tình hình quản lý chất lượng con giống cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý và hướng dẫn cụ thể cách xử lý các trường hợp sản xuất vận chuyển tôm giống có mang mầm bệnh. Trong đó, biện pháp sắp tới cần quản lý kiểm tra chặt chẽ yếu tố con giống từ đầu vào, từ các cửa ngõ xuất nhập cảnh và các cơ sở sản xuất con giống trong nước trước khi xuất bán đến vùng nuôi.

NNVN
Đăng ngày 19/10/2012
Dịch bệnh

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 09:32 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 10:29 30/09/2024

Phân biệt đốm trắng do virus và vi khuẩn trên tôm

Bệnh đốm trắng là một trong những vấn đề gây thiệt hại nghiêm trọng cho các ao nuôi tôm. Tuy nhiên, bệnh này có thể do hai tác nhân khác nhau gây ra là vi khuẩn và virus. Việc phân biệt giữa bệnh đốm trắng do vi khuẩn và virus là điều cực kỳ quan trọng để có biện pháp xử lý phù hợp.

Đốm trắng
• 09:37 26/09/2024

Khi tôm nuôi có dấu hiệu EHP ta nên làm gì?

Khi tôm nuôi có dấu hiệu nhiễm EHP, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý kịp thời để giảm thiểu tác động và kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới đây là những bước cần thực hiện khi phát hiện tôm nhiễm bệnh EHP.

Tôm bệnh
• 10:06 18/09/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 14:40 06/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 14:40 06/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 14:40 06/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 14:40 06/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 14:40 06/10/2024
Some text some message..