Mùa cá lìm kìm ở hồ Trị An

Tháng 3-4 (âm lịch) nước hồ Trị An bắt đầu dâng cao, cá lìm kìm qua mùa sinh sản trưởng thành nổi dềnh trên mặt nước. Đây là thời điểm ngư dân đánh bắt được nhiều cá lìm kìm nhất so với các tháng khác trong năm.

cá lìm kìm
Mùa cá lìm kìm sung túc trên hồ Trị An.

Theo những ngư dân đánh bắt cá lìm kìm ở ấp Bến Nôm 2, xã Phú Cường (H.Định Quán), vào mùa cá lìm kìm, một đêm (từ 7 giờ tối tới 4 giờ sáng) đi ủi vồn (là một loại dụng cụ đánh bắt cá làm bằng tre với phần phía trước rộng, phần phía sau hẹp), chí ít mỗi ghe cũng thu được từ 40-50kg cá, còn nhiều thì từ 70-100 kg/ghe. Giá cá ngư dân đem lên bờ bán được 30 ngàn đồng/kg.

Không sợ “mo” chỉ sợ mưa

Ấp Bến Nôm 2 có 7 ghe vồn đánh bắt cá lìm kìm. Vào mùa đánh bắt cá lìm kìm, nét mặt ngư dân nào cũng hồ hởi. “Gió càng mạnh, sóng càng lớn thì cá càng dễ say đèn. Vồn được cất lên nặng trịch hay nhẹ tênh là phụ thuộc vào tài nghệ lướt sóng, “chặt cua” của ngư dân ghe vồn chuyên đánh bắt cá lìm kìm” - ông Lê Quang Cường (ấp Bến Nôm 2, xã Phú Cường) nói.

6 tuổi, ngư dân Cường đã biết theo cha lênh đênh trên mặt hồ Trị An lùng bắt đủ loại cá như: lóc, rô, trắm cỏ, chép, mè... bằng tất cả các loại ngư cụ mà cha của ông có được trên ghe. Riêng nghề ủi vồn cá lìm kìm thì ông có 17 năm kinh nghiệm và đã đào tạo gần chục “đệ tử” chuyên đánh bắt cá này trên hồ Trị An.

Được ví là “con rái cá” của hồ Trị An, “sát thủ” cá lìm kìm bến cá Bến Nôm 2, ngư dân Cường tuyên bố chắc nịch, nghề ủi vồn cá lìm kìm không sợ “mo” (thất bát), chỉ sợ trời mưa. Vì hạt mưa lay động mặt nước, cá lìm kìm không “ăn đèn” buộc phải ngừng đánh bắt. Còn trong thời điểm hiện nay, thời tiết khá thuận lợi vì mùa này hồ Trị An có sóng to, gió lớn, cá lìm kìm rất dễ “ăn đèn”, ngư dân tha hồ đánh bắt.

Ông Cường chia sẻ, để đánh bắt được mẻ cá lớn, ông phải điều khiển chiếc ghe hướng mũi vồn về đàn cá đang bay nhảy trước đèn xúc. Sau đó, ông nhanh tay bẻ bánh lái quay đầu ghe trở lại và cứ vậy khi nào bầy cá lìm kìm tản mát ra khỏi ánh đèn pha trước mũi ghe thì ông đi tìm luồng cá khác.

Trong nghề đánh bắt cá trên hồ Trị An, nhiều ngư dân cho rằng, nghề ủi vồn cá lìm kìm có hai cái sướng. Cái sướng thứ nhất là ít khi bị “mo”, có mối lái thu mua và chế biến ngay tại chỗ nên cá đánh bắt được không sợ dội chợ. Cái sướng thứ hai là cứ cho ghe chạy cặp bờ hồ hoặc theo các phao chỉ dẫn lòng hồ mà xúc cá, không phiền phức, va chạm chuyện làm nghề với người làm các ngư cụ khác vì miệng vồn chỉ ăn xuống mặt nước 30cm.

Đặc sản khô lìm kìm

Những năm 2000 trở về trước, cá lìm kìm nổi dềnh trên mặt hồ Trị An mỗi khi gặp ánh đèn của ngư dân. Tuy nhiên vào thời điểm đó, cá lìm kìm không có giá, ngư dân đánh bắt cá lìm kìm chủ yếu để làm thức ăn cho cá ở các bè cá, bán lẻ ra thị trường rất ít. Do đó, ngư dân ấp Bến Nôm 2 và nhiều nơi khác ở hồ Trị An xem việc đánh bắt cá lìm kìm chỉ là nghề tay trái.


Đặc sản khô cá lìm kìm được thị trường ưa chuộng.

Đến năm 2011, ông Nguyễn Thanh Hoàng (lúc đó là Trưởng ấp Bến Nôm 2, xã Phú Cường) mới mày mò học cách làm khô cá lìm kìm. Sau đó, ông phổ biến cho nhiều gia đình ngư dân khác trong ấp cùng làm. Khi sản phẩm khô cá lìm kìm bán được ra thị trường thì cá lìm kìm có giá trị hơn hẳn. Tuy vậy, lúc đó, đầu ra của khô cá lìm kìm vẫn còn quanh quẩn trong xã, trong huyện.

Nghề làm khô cá lìm kìm bắt đầu phát triển mạnh tại ấp Bến Nôm 2 vào năm 2017 khi khô cá lìm kìm hồ Trị An được phân phối ở chợ đầu mối, bán ra ngoài tỉnh. Từ đó địa phương tập hợp những hộ đánh bắt, làm khô cá lìm kìm lại để thành lập Tổ hợp tác khô cá lìm kìm sông nước ấp Bến Nôm 2. Lúc này, khô cá lìm kìm trở thành đặc sản của vùng hồ Trị An, theo đúng tinh thần của chủ trương xây dựng nông thôn mới: “Mỗi địa phương một sản phẩm”.

Từ đó, nghề ủi vồn cá lìm kìm ở ấp Bến Nôm 2 phát triển mạnh mẽ. Từ vài ghe chuyên đánh bắt cá lìm kìm lúc đầu, nay số ghe làm nghề này lên tới hơn chục chiếc (ấp Bến Nôm 2 có 7 chiếc, ngoài ấp có 6-7 chiếc). Tổ trưởng Tổ hợp tác khô cá lìm kìm sông nước ấp Bến Nôm 2 Nguyễn Thanh Hoàng cho biết, hiện tổ hợp tác có 15 thành viên (người đánh bắt và làm khô). Cá lìm kìm tươi được các tổ viên thu mua, làm sạch, phơi khô để bán. Hiện sản phẩm cá lìm kìm khô của tổ hợp tác cung không đủ cầu nên nghề đánh bắt và làm khô cá lìm kìm đã tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho trên 100 lao động địa phương.

Vào sáng sớm những ngày tháng 4 mặt nước hồ Trị An dậy sóng, ngồi nơi bến ghe Bến Nôm 2 nhìn các vồn cá đầy của các ngư dân sau một đêm đánh bắt cá bội thu trở về khiến ai cũng phấn khởi. Nhờ giá cả ổn định, không lo đầu ra sản phẩm nên vào mùa này, ngư dân đánh bắt cá lìm kìm có thu nhập cao hơn, đời sống của họ cũng sung túc hơn.

Báo Đồng Nai
Đăng ngày 16/04/2020
Đoàn Phú
Đánh bắt

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 18:02 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 18:02 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 18:02 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 18:02 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 18:02 18/04/2024