Mùa cá trích biển Tây Nam

Cá trích ở bãi Khem, Phú Quốc nhiều vô kể. Nơi đây dần hình thành làng nghề đánh bắt cá trích từ năm 1976 của thế kỷ trước...

cá trích
Gỡ cá trích ở bãi Khem.Ảnh: NHẬT HỒNG

Bãi Khem còn có tên Kem, cách thị trấn An Thới, Phú Quốc (Kiên Giang) 2 cây số. Theo lời thầy Khánh, giáo viên cấp II Dương Đông: “Bãi này, trước năm 1975 nhà tù Phú Quốc dành cho tù nhân ra tắm, sau khi đất nước thống nhất, ngư dân thấy nơi đây bình yên sóng gió nên tụ tập về làm bãi neo đậu thuyền đánh bắt gần bờ. Cá trích ở đây nhiều vô kể. Bãi Khem dần hình thành làng nghề đánh bắt cá trích từ năm 1976 của thế kỷ trước”.

Làng nghề có khoảng trên 50 hộ ngư dân, cứ đến 3 giờ khuya ơi ới gọi nhau, nửa tiếng sau lên tàu.

Xóm lưới bãi Khem rộn rịp ra khơi từ 3 giờ rưỡi sáng và trở về quãng 9 giờ. Hơn 50 hộ ngư dân này có 5 tàu, mỗi tàu chở được 10-12 thuyền thúng. Họ thường đi khơi xa khoảng 15 cây số trong buổi sớm biển yên lành. Tới lúc hừng đông đến điểm cá, tàu thả thuyền thúng theo đường thẳng, mỗi thuyền cách nhau chừng 50 mét.

Bà con để lưới sẵn trong thuyền thúng, cứ buông lưới xuống biển khoảng 30 phút là xong, mỗi người có 10 tay lưới kết thành đường lưới dài hơn 1.000 mét. Chờ khoảng 30 phút sau thì bắt đầu cuốn lưới. Thời gian cuốn hơn tiếng đồng hồ, vì cá nặng trịch theo từng thước lưới trên tay. Khi ấy, chủ tàu bắt đầu “vớt” ngư dân lên tàu.

Về tới bãi, mỗi tay lưới phải có hai người phăng, người nắm một giềng, giềng trên và giềng dưới. Vừa phăng vừa gỡ cá. Thời gian gỡ cá mất hơn tiếng đồng hồ nữa. Trung bình mỗi tay lưới mùa này đánh được trên 100 ký cá trích; giá mỗi ký mùa tháng Bảy này bán được 12.000 đồng, trừ chi phí có người còn hơn triệu đồng trong mỗi buổi sáng. Theo kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Minh, quê ở Quảng Ngãi, vô đây sinh sống đã 30 năm bằng nghề đánh cá trích, cá trích có nhiều từ tháng 4 đến tháng 10 Âm lịch. Tới mùa gió bấc thì ngư dân giăng bắt ít hơn, nhưng ngược lại giá cá gấp đôi, nên mỗi ngư dân kiếm lời không dưới 800.000 đồng mỗi chuyến.

Ông Minh kể, cá trích còn có tên gọi khác, lúc nhỏ có tên cá ve, khi lớn gọi cá mắt tráo. Cá sống tập trung đi ăn thành bầy, tạo thành quầng nổi bọt trên mặt nước, nên ngư dân bãi Khem có kinh nghiệm tìm đúng nơi cá tập trung buông lưới, chắc ăn là trúng. Khi ngọn gió Nam (gió nồm) thổi mạnh như mùa này là tới mùa cá trích, mùa bội thu của bà con ngư dân Phú Quốc.

Ông Minh tâm sự: “Làm nghề lưới ở đây kể ra cũng nhàn, nhưng một mình làm không được, phải có vợ phụ giúp, hoặc mướn ai đó gỡ cá khi đánh bắt về. Khi đi thả lưới thì chỉ cần một người quen tay nghề buông lưới, chờ 30 phút sau là cuốn lưới”.

Theo ông Minh, tiền chủ tàu chở đi gọi là “tiền dầu”, mỗi thuyền thúng trả 60.000 đồng. Như vậy mỗi chuyến khơi, chủ tàu cũng thu được số tiền tương đương với dân thả lưới, trong khi chủ thuyền cũng có tay lưới như ngư dân khác. Cá trích ngay sau khi được gỡ ra khỏi lưới là có mối từ chợ Dương Đông, chợ An Thới đến cân, bao nhiêu cũng hết.

Về các món ăn chế biến từ cá trích, ông Minh khoe với khách mới từ đất liền ra đảo: “Có món gỏi cá trích gói bánh tráng, kho rim, kho lạt, nướng... món nào cũng tuyệt vời! Thịt cá trích thơm ngọt, mát, rất bổ dưỡng, ai dùng qua một lần sẽ nhớ mãi”.

Mùa này du khách đến Phú Quốc thường không quên ra bãi Khem. Rồi đặt mua gỏi cá trích, rau, bánh tráng... và lội tiếp qua mũi Ông Đội và Giếng Ngự, trải bạt, ngồi quây quần dưới bóng cây rừng, ăn gỏi cá trích chấm nước mắm me. Đàn ông biết uống rượu thì “đưa cay” với rượu sim Phú Quốc, đàn bà con nít thưởng thức mùi vị cá trích đến no nê (khỏi ăn cơm). Rồi ngắm nhìn một vùng trời yên biển lặng, xanh thẳm như tranh thủy mạc, còn thú vị nào bằng.

Ông Minh chỉ tay ra biển, nơi lố nhố những thuyền đánh bắt gần bờ neo đậu, nói:

- Nhờ thiên nhiên đãi ngộ con trích, nên chúng tôi có cuộc sống khá, con cái được học hành. Dù mưa nắng, nghề đánh bắt cá trích vẫn đang làm yên lòng ngư dân ở vùng biển Tây Nam.

TBKTSG Online, 31/08/2015
Đăng ngày 01/09/2015
Nhật Hồng
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 14:16 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 14:16 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 14:16 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 14:16 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 14:16 19/12/2024
Some text some message..