Mưa lớn kéo dài, người nuôi tôm “thất bát”

Những trận mưa lớn kéo dài trong những ngày qua làm một số diện tích nuôi tôm trên địa bàn Hà Tĩnh bị “sốc” nước, dẫn đến chết hàng loạt. Nhiều hộ nuôi phải thu hoạch sớm để vớt vát trước diễn biến thời tiết đang hết sức phức tạp.

Mưa lớn kéo dài, người nuôi tôm “thất bát”
Mưa lớn kéo dài gây tôm chết hàng loạt tại xã Xuân Đan, Nghi Xuân

Tại đầm tôm công nghệ cao trên cát của anh Nguyễn Việt Khánh, ở xã Xuân Đan (Nghi Xuân), những người lao động đang thu gom xác tôm chết cho vào bì đem chôn. Anh Khánh buồn bã cho biết: “Sau gần 2 tháng thả nuôi hơn 5 triệu con tôm giống, nhưng do mưa lớn kéo dài làm độ mặn trong ao giảm, môi trường nước không ổn định, tôm bỏ ăn dẫn đến chết. Mỗi ngày có khi vớt vài tạ tôm chết, nhìn xót hết cả ruột.”

“Mặc dù tôm mới chỉ đạt kích cỡ 180 – 200 con/kg, nhưng cũng phải bán tống, bán tháo, mỗi kg được 30 – 40 nghìn đồng. Bỏ cả tiền tỷ nuôi tôm mà giờ chỉ thu về tiền triệu.” – anh Khánh ngán ngẫm.

nuôi tôm, dịch bệnh trên tôm, bệnh hoại tử gan tuỵ, nuôi tôm Hà Tĩnh, bệnh tôm Hà Tĩnh
Mưa lớn kéo dài gây tôm chết hàng loạt tại xã Xuân Đan, Nghi Xuân

Nhiều hộ nuôi tôm ở Xuân Phổ (Nghi Xuân) cũng đã phải tiến hành thu hoạch “non” so với kế hoạch. Một chủ đầm tôm thuộc HTX Hoàng Thông (xóm 7, xã Xuân Phổ) cho biết: “Nhiều hộ phải cho thu hoạch trước đề phòng những ngày tới tiếp tục mưa lớn. Với tỷ lệ con tôm hiện tại, nếu để đến 10 – 15 ngày sau thu hoạch sản lượng sẽ tăng lên, bán được giá cao hơn nhiều, thu thêm gần trăm triệu đồng.

nuôi tôm, dịch bệnh trên tôm, bệnh hoại tử gan tuỵ, nuôi tôm Hà Tĩnh, bệnh tôm Hà Tĩnh

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhiều hộ nuôi đã phải thu hoạch tôm "non"

Mưa lớn suốt cả hơn hai tuần qua làm cho nguồn nước trong ao nuôi bị ngọt hóa, ông Nguyễn Văn Mại (xã Hộ Độ, Lộc Hà) phải thường xuyên tăng thêm lượng muối để duy trì môi trường sống cho con tôm. Mỗi ngày ông phải đổ cả tấn muối xuống 5 ao nuôi cho hơn 1,5 triệu con tôm với kích cỡ 200 con/kg. Thế nhưng tôm nuôi của ông hiện rất lười ăn và bắt đầu yếu dần. Nếu tiếp tục xẩy ra mưa lớn thì chắc phải thu hoạch “non” mới hy vọng vớt vát được một ít tiền giống.

Theo ông Nguyễn Công Hoàng – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, vụ tôm năm nay hầu hết thả muộn, vì vậy trên địa bàn còn nhiều diện tích mới xuống giống từ 1 – 2 tháng. Do đó, sức đề kháng của con tôm còn yếu nên khi gặp mưa lớn kéo dài sẽ gây “sốc” dẫn đến tôm bỏ ăn rồi chết. Ông Hoàng khuyến cáo các hộ nuôi cần tăng cường các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, những vùng có điều kiện cần xả bớt nước, tăng độ mặn, kiểm tra các yếu tố môi trường, bón thêm vôi, khoáng để tăng sức đề kháng cho tôm. Với điều kiện thời tiết đang diễn biến phức tạp, khi xuất hiện yếu tố bất thường người dân nên thu hoạch sớm để tránh thiệt hại.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 20/10/2017
Hữu Trung
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 02:30 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:30 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 02:30 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 02:30 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 02:30 06/11/2024
Some text some message..