Mùa tôm vẫn khó con giống

Hiện nay, các hộ nuôi thủy sản ở hai huyện Tiền Hải, Thái Thụy đã và đang tích cực chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho một mùa nuôi thả tôm mới. Tuy nhiên, trước những khó khăn, nhất là về chất lượng con giống, các chủ ao đầm cũng chỉ biết băn khoăn và “cầu trời” để có một vụ nuôi thắng lợi.

Mùa tôm vẫn khó con giống
Người nuôi mong muốn mua được tôm giống bảo đảm chất lượng.

Ông Nguyễn Văn Khanh, thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy) chia sẻ: Từ tháng 3/2018, gia đình đã tiến hành tu sửa ao đầm, nạo vét, trải bạt ở đáy ao, xử lý vệ sinh để chuẩn bị lấy nước vào ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Đến nay công tác chuẩn bị ao đầm của gia đình đã cơ bản sẵn sàng cho vụ thả mới. Tuy nhiên, năm nào cũng thế, khi bước vào vụ nuôi tôm mới điều chúng tôi băn khoăn nhất đó là làm sao mua được tôm giống chất lượng bảo đảm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kiểm dịch trước khi đưa vào nuôi. Chúng tôi mong muốn công tác quản lý chất lượng tôm giống được tăng cường để tránh mua phải tôm giống kém chất lượng, gây thiệt hại cho người nuôi.

Cũng như ở Thái Thụy, hiện nay, các hộ nuôi tôm ở Tiền Hải đang khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị cho một mùa nuôi tôm mới và điều họ quan tâm cũng là vấn đề chất lượng tôm giống. Được biết, năm 2018, Tiền Hải phấn đấu nuôi thả 170 triệu con tôm sú và tôm thẻ chân trắng, sản lượng đạt 3.100 tấn. Đến thời điểm hiện tại, bà con đang tập trung cải tạo ao đầm và đã hoàn thành được hơn 80% diện tích. 

Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện: Để bảo đảm những điều kiện tốt nhất cho một vụ tôm thắng lợi, ngành Nông nghiệp huyện cùng chính quyền các địa phương đang tập trung thực hiện công tác khuyến cáo việc cải tạo ao đầm chuẩn bị thả tôm đúng lịch thời vụ, quản lý con giống, quan trắc và cảnh báo môi trường… Bên cạnh đó, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, ương dưỡng, cung ứng tôm giống cần chấp hành nghiêm các quy định của nhà nước trong sản xuất và kinh doanh tôm giống. Khuyến cáo bà con mua tôm giống ở những địa chỉ uy tín, được kiểm dịch và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Huyện cũng phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh tăng cường kiểm soát nguồn tôm giống, kiên quyết xử lý các trường hợp tôm giống không rõ nguồn gốc, không thực hiện kiểm dịch.

Theo Chi cục Thủy sản Thái Bình, trung bình để đầu tư cải tạo ao đầm, mua con giống nuôi 1ha tôm sú cần khoảng 80 - 100 triệu đồng, nuôi tôm thẻ chân trắng đầu tư từ 200 - 300 triệu đồng/ha… Đây là khó khăn mà không phải hộ nuôi nào cũng có thể vượt qua. Bên cạnh khó khăn về vốn thì chất lượng con giống nuôi trồng cũng là vấn đề luôn được hộ nuôi quan tâm. 

Ông Đào Trọng Huyến, chủ cơ sở cung cấp giống thủy sản Công ty TNHH Giống thủy sản Ánh Huyến, xã Thái Thượng (Thái Thụy) chia sẻ: Nhằm cung cấp tôm giống phục vụ bà con nuôi trồng vụ xuân hè năm 2018, từ đầu năm đến nay Công ty chúng tôi đã nhập 1,5 triệu con giống tôm thẻ chân trắng từ Công ty TNHH Đại Nam (Ninh Thuận). Đến nay Công ty đã xuất bán hơn 1 triệu con tôm giống cho nhân dân các xã lân cận và một số xã ven biển của huyện Tiền Hải. Công ty đã đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đồng bộ phục vụ việc ương dưỡng, thuần hóa tôm giống, tạo điều kiện cho tôm giống thích ứng được với môi trường, khí hậu địa phương, có sức đề kháng cao hơn, tăng năng suất cho người nuôi tôm.

Bên cạnh những doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc cung ứng giống thủy sản vẫn còn không ít doanh nghiệp, cơ sở ương dưỡng giống thủy sản chưa thực sự quan tâm đến lợi ích của khách hàng. Được biết, hiện nay có trên 90% số lượng tôm giống nuôi thả trong tỉnh được nhập từ Ninh Thuận, Khánh Hòa, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Bình. Do đó, công tác quản lý chất lượng tôm giống còn gặp nhiều khó khăn. 

Còn nhớ, tại đợt kiểm tra từ ngày 15/3 đến ngày 30/5/2017, đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra 19 cơ sở kinh doanh, ương dưỡng giống thủy sản. Qua kiểm tra, 3/19 cơ sở có giấy kiểm dịch có nội dung không phù hợp với lô hàng thực tế. Chủ cơ sở đã khai nhận thuê mượn giấy kiểm dịch để hợp pháp hóa lô hàng; số tôm giống được kiểm tra trong toàn đợt mới đạt 33,8% tổng số tôm giống nhập về nuôi thả.


Cơ sở ương dưỡng tôm giống trên địa bàn xã Thái Thượng (Thái Thụy).

Theo đánh giá thì các cơ quan chức năng khó khăn trong việc tiếp cận vì khó nắm bắt thời gian xe chở giống về giao tại cơ sở, các chủ cơ sở kinh doanh, ương dưỡng giống thủy sản cũng như chủ xe thường xuyên trốn tránh việc xuất trình các thủ tục liên quan đến quản lý chất lượng con giống. Cũng qua đợt kiểm tra cho thấy 85,7% cơ sở chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc lập sổ ghi chép hoạt động của cơ sở, hầu hết sổ ghi chép chỉ thể hiện được số lượng nhập, xuất tôm giống, chưa ghi lại thông tin kỹ thuật sử dụng trong quá trình sản xuất, ương dưỡng; 71,4% cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm không có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường chung; 84,2% lượng tôm giống nhập về các chủ hộ kinh doanh, ương dưỡng giống không khai, báo cáo với chính quyền địa phương. Mặt khác, nhiều hộ nuôi còn có tâm lý ham rẻ nên mua tôm giống trôi nổi, chưa qua kiểm dịch trên thị trường về nuôi thả. Vì vậy chất lượng tôm giống kém cộng với hệ thống thủy lợi còn nhiều bất cập, nguồn nước nuôi bị ô nhiễm đã dẫn đến tình trạng tôm chậm phát triển, phát sinh dịch bệnh.

Nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế biển của địa phương. Tuy nhiên, trước những khó khăn về quản lý chất lượng tôm giống nói trên, người nuôi trồng thủy sản hiện nay mong muốn có những giải pháp giúp họ tháo gỡ, góp phần để sản xuất ổn định và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Báo Thái Bình
Đăng ngày 15/04/2018
Thanh Huyền - Mai Thư
Nuôi trồng

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 01:25 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 01:25 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:25 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 01:25 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:25 17/04/2024