Mực khô bị thối, rêu mốc: Độc tố gây ung thư gan

Theo các bác sĩ, nấm mốc ở lương thực, thực phẩm rất nguy hiểm vì nấm mốc này sản sinh ra độc tốt aflatoxin đây là một yếu tố gây ung thư gan.

phát hiện mực thối
Cơ quan chức năng phát hiện các bao mực khô, mùi hôi thối bốc lên, bên trong số mực đã có nấm mốc. (Ảnh: Báo Lao động).

Thông tin trên báo Lao động, sáng 22/7, Trạm CSGT cửa ô Hòa Phước,(Phòng CSGT Công an TP.Đà Nẵng) vừa bàn giao xe tải chở 2 tấn mực không rõ nguồn gốc cho Phòng Cảnh sát Môi trường Công an TP thụ lý theo thẩm quyền.

Trước đó, chiều 21/7, tại chốt kiểm soát Km 940 QL1A đoạn qua xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng), tổ tuần tra Trạm CSGT Hòa Phước do trung tá Nguyễn Bá Cường, Trạm phó làm tổ trưởng phát hiện xe tải BKS 43C – 030.21 có dấu hiệu nghi vấn nên đã yêu cầu tài xế dừng xe kiểm tra.

Được biết, chiếc xe tải do tài xế Trần Lê Hồng (39 tuổi, trú huyện Hòa Vang) điều khiển đang vận chuyển 40 bao tải mực khô (khoảng 2 tấn) nhưng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Qua kiểm tra tại chỗ, cơ quan chức năng còn phát hiện các bao mực khô, mùi hôi thối bốc lên, bên trong số mực đã có nấm mốc.

Tài xế Hồng khai nhận, vận chuyển số mực này cho tiểu thương ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ra Đà Nẵng.

Theo Phòng Cảnh sát Môi trường, hiện vụ việc đã giao cho Đội 4 và Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản thụ lý.

Trước đó, tin tức trên báo VnExpress, ngày 21/5, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa, cho biết vừa xử phạt ông Nguyễn Thanh Tự (ở xã Bình Chánh, Bình Sơn, Quảng Ngãi) 45 triệu đồng về hành vi vận chuyển thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng. Sau khi chấp hành quyết định xử phạt, ông Tự được hoàn trả lô hàng.

Trước đó khoảng 13h ngày 5/5, trong lúc tuần tra trên quốc lộ 1A (đoạn qua xã Quảng Phong, Quảng Xương, Thanh Hóa), cảnh sát giao thông phát hiện xe tải biển Quảng Nam vi phạm nên yêu cầu dừng xử lý hành chính.

Thời điểm kiểm tra, tài xế Phạm Tiến Thông (54 tuổi, trú thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, Quảng Nam) không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ lô hàng. Anh này khai, đang vận chuyển thuê số mực nói trên từ Quảng Ngãi ra Bắc Ninh bán cho các đại lý.Kiểm tra thùng xe, lực lượng chức năng phát hiện nhiều bao tải buộc kín, bên trong chứa mực khô, tổng trọng lượng hơn 21 tấn. Hầu hết số mực đã mốc xanh và bốc mùi hôi khó chịu.

phát hiện mực hư
21 tấn mực khô đã mốc xanh và bốc mùi hôi khó chịu bị cơ quan chức năng phát hiện. (Ảnh: VOV).

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chi cục trưởng Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa, cho hay sau khi lô hàng bị tạm giữ, chủ hàng đã đến khai báo và xuất trình một số giấy tờ liên quan như Giấy chứng nhận kinh doanh; giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; biên lai thuế; đơn xin xác nhận nguồn gốc mực PP da đen…

Trong báo cáo gửi cơ quan chức năng, ông Tự khẳng định, toàn bộ số mực trên được thu gom từ các tàu cá đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa, mực phơi nắng tự nhiên và không có chất bảo quản. “Theo đơn đặt hàng từ phía Trung Quốc, họ yêu cầu phải để nguyên cả túi mật chứ không được bóc tách nên mực có màu đen”, chủ hàng trình bày và đề nghị cơ quan chức năng lấy mẫu đánh giá chất lượng hàng.

Dựa trên kết quả kiểm nghiệm, đoàn liên ngành tỉnh Thanh Hóa kết luận, toàn bộ số mực trên được phơi khô để làm nguyên liệu, trong thành phần có chứa muối nên dễ hút ẩm, nếu bảo quản không tốt sẽ xuất hiện nấm mốc, lên men. Tuy nhiên, hiện tượng này trên mực khô không tạo ra độc tố Aflatoxin, do đó ít ảnh hưởng đến sức khỏe cho người tiêu dùng và động vật.

Theo kết quả phân tích, chỉ số nấm mốc, nấm men và tổng số vi khuẩn hiếu khí của lô mực vượt ngưỡng cho phép nhưng không quá lớn (3,6 x 10 CFU/g), ba chỉ tiêu còn lại là vi khuẩn E.coli; S.aureus và Salmonella không có trong lô hàng.

Áp dụng nghị định 178, Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa quyết định xử phạt vi phạm hành chính chủ lô hàng số tiền 45 triệu đồng và bàn giao lại 21 tấn mực cho ông Tự.

Nấm mốc độc tố nguy hiểm

Bác sĩ Đặng Thế Căn - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, cho biết, rất nhiều bệnh nhân đến tư vấn đều không biết vì sao mình bị ung thư. Đa số họ lo lắng và cho rằng mình bị trừng phạt. Tuy nhiên, việc ăn uống có ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh ung thư, nhất là ung thư gan. Bác sĩ Căn cho biết nấm mốc ở lương thực, thực phẩm rất nguy hiểm vì nấm mốc này sản sinh ra độc tốt aflatoxin đây là một yếu tố gây ung thư gan.

Theo bác sĩ Căn, một loạt các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc ung thư gan nguyên phát tăng ở những vùng có tỷ lệ phơi nhiễm cao với aflatoxin, nhưng cơ chế tác động của aflatoxin gây ung thư gan ở người như thế nào vẫn chưa ngã ngũ nhưng người ta đã tìm thấy sự gắn kết của aflatoxin B1 với ADN của tế bào gan ở những bệnh nhân bị ung thư gan nguyên phát.

Phức hợp này còn được tìm thấy trong máu ngoại vi, trong máu rau thai và máu dây rốn của các sản phụ có phơi nhiễm với aflatoxin B1. Chỉ cần hấp thụ một tổng lượng 2,5 mg aflatoxin trong 3 tháng có thể dẫn đến ung thư gan chết người.

Bác sĩ Căn cho biết khi thực phẩm bị nấm mốc dù đã được nấu chín ở nhiệt độ cao vẫn rất nguy hiểm vì nấm aflatoxin là một độc tố khá bền vững nên khi chúng ta rửa sạch và cho vào nồi đun sôi thông thường không có tác dụng đối với độc tố. Để ngừa các độc tố từ nấm người dân không nên ăn các thực phẩm đã nấm mốc, đặc biệt các loại lương thực.

Thông tin trên báo Kiến thức, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học & Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đối với mực, nhiều người nhìn thấy có các đám trắng phủ trên thân mực thì tưởng là bị mốc, thực tế đấy chỉ là lớp phấn kết tinh của muối và các chất trong cơ thể. Chỉ khi nào thấy trên thân mực có các vết xanh, đen thì đấy mới là bị mốc. Nếu mốc ít thì có thể cắt bỏ cái phần bị mốc đi, nhưng nếu thấy hiện tượng bị mốc nhiều thì tốt nhất nên vứt bỏ. Việc cạo cho hết mốc rồi phơi dưới nắng cũng không làm cho mực hết độc.

Không chỉ đối với mực khô, mà với bất kể loại thực phẩm khô nào, vị chuyên gia này cũng khuyến cáo chỉ nên tận dụng khi mới chớm bị mốc và có thể cắt bỏ phần mốc. Trường hợp thực phẩm đã bị mốc, lốm đốm xanh, đen thì tuyệt đối không nên tiếc rẻ, tốt nhất nên vứt bỏ để tránh nguy cơ tích tụ các độc tố trong nấm mốc vào cơ thể qua đường ăn uống.

Người đưa tin/ĐSPL, 26/07/2016
Đăng ngày 27/07/2016
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Chế biến

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 20:02 08/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 20:02 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:02 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 20:02 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 20:02 08/11/2024
Some text some message..