Mực một nắng xuất khẩu nức tiếng xứ xa từ người con miền biển

Với nghề chế biến hải sản khô, nhất là mực một nắng, mỗi năm cơ sở hấp sấy Thúy Lai của ông Dương Thế Lai ở thôn Tân Xuân, xã Gio Việt, huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Khô mực một nắng
Mực một nắng do cơ sở ông chế biến chất lượng luôn đảm bảo nên được nhiều khách hàng tin tưởng. Ảnh minh họa

Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông còn tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương với nghề chế biển hải sản khô, trong đó có mực một nắng.

Những ngày cận tết Nguyên đán, cơ sở chế biến hải sản của ông Lai tấp nập người ra vào sản xuất, mua bán sản phẩm. Hôm chúng tôi đến, ông đang chuẩn bị sản phẩm mực một nắng bán cho khách hàng ở Huế. Mực một nắng do cơ sở ông chế biến chất lượng luôn đảm bảo nên được nhiều khách hàng tin tưởng.

Sinh ra tại làng biển, từ nhỏ ông Lai đã gắn liền với con mực, con cá nên ông có tay nghề làm mực một nắng nổi tiếng từ rất sớm. Thời còn thanh niên, ông Lai hợp tác với một số nhà máy chế biến thủy sản trong khu vực sản xuất mực một nắng xuất khẩu qua Nhật Bản. Nhận thấy nghề này ở quê chưa có người nào làm, sản phẩm lại được khách hàng ưa chuộng nên sau một thời gian liên kết cung cấp sản phẩm mực một nắng cho các đối tác theo hợp đồng, ông Lai tự đầu tư cơ sở chế biến hải sản rồi làm mực một nắng, mực khô, cá khô để cung cấp trực tiếp cho các đầu mối chuyên bán hàng hải sản trong, ngoài tỉnh.

Tính ra, ông Lai mở cơ sở chế biến hải sản khô cũng hơn chục năm nay. Mới đầu việc chế biến ở quy mô nhỏ lẻ, vốn ít nên mỗi ngày ông chỉ thu mua và chế biến vài tạ mực tươi, chủ yếu lấy công làm lãi. Thời điểm ấy, việc chế biến hải sản khô phụ thuộc thời tiết, ông chỉ làm được khi trời nắng nên hiệu quả kinh tế bấp bênh. Trăn trở với nghề, năm 2016 ông Lai nghiên cứu và quyết định đầu tư máy móc đồng bộ để chủ động trong công việc. Từ đó, sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng, khách hàng ưa chuộng, tiêu thụ nhiều hơn. Ông Lai cho biết, biển có nhiều loại mực, như: mực lao, mực xà, mực lá, mực ống, mực cơm, mực trùm… nhưng để làm mực một nắng thì mực ống cho chất lượng sản phẩm ngon nhất. 

ông Dương Thế Lai
Ông Dương Thế Lai, thôn Tân Xuân, xã Gio Việt, huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) giới thiệu sản phẩm mực một nắng được đóng gói hút chân không vừa chế biến xong. Ảnh: Tú Linh

Làm mực một nắng cũng rất công phu. Trung bình mỗi mẻ sấy 3,5 tạ mực tươi sẽ cho 1 tạ mực thành phẩm. Mực ống tươi, chưa cấp đông được mua về phân thành 5 cỡ, từ mực 5 - 6 con/kg đến loại 40 con/kg. Để chế biến mực một nắng, mực tươi nguyên liệu mua từ tàu về mỗi ngày được rửa sạch, lột da, đưa lên giá phơi. Nếu thời tiết mùa hè, thời gian phơi mỗi mẻ mực từ 7 đến 8 giờ đồng hồ; mùa đông phơi trong nhà thời gian phơi dài hơn, từ 13 đến 14 giờ đồng hồ. Sau đó, phải sấy khô mực thêm bằng quạt than và quạt điện đến khi mực có độ ẩm đạt 20% thì mẻ mực một nắng mới đạt chuẩn. 

Hiện sản phẩm mực một nắng được ông Lai bán ra thị trường với giá từ 800.000 đến 1.300.000 đồng/kg. Mực một nắng ngày càng được ưa chuộng, ông Lai đầu tư thêm kho và tủ đông chuyên dụng, quạt điện, giàn phơi mực, lò sấy để mùa nào cũng có thể chế biến sản phẩm phục vụ khách hàng.

Với lợi thế nguồn hải sản dồi dào của vùng biển Quảng Trị, ngoài mực tươi thu mua từ ngư dân địa phương, ông Lai còn mua thêm từ các tàu khai thác của ngư dân Quảng Bình, Thừa Thiên Huế với sản phẩm tươi ngon, giá gốc nên sản phẩm mực một nắng do cơ sở ông chế biến luôn có chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Mỗi mùa, cơ sở của ông Lai chế biến hàng chục tấn hàng tươi. Tiếng lành đồn xa nên bạn hàng tìm đến cơ sở của ông ngày càng nhiều. Hiện tại sản phẩm mực một nắng của ông Lai sản xuất không chỉ bán ở thị trường trong nước mà còn được bán cho người Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, Úc, Canada…

Ông Lai chia sẻ, bây giờ việc mua bán hải sản khô, trong đó có mực một nắng qua mạng cũng thuận lợi nên mỗi khi có nhu cầu mua, khách dù ở xa đến đâu, chúng tôi đóng gói cẩn thận, hút chân không và có dịch vụ chuyển đến tận tay người tiêu dùng. 

Nhờ luôn chú trọng chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm, nên cơ sở chế biến ngày càng được mở rộng, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình mà còn tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương, với mức tiền công bình quân hơn 200 nghìn đồng/ngày.

Chủ tịch UBND xã Gio Việt (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị)-ông Lê Ánh Hùng cho biết, từ hiệu quả kinh tế của cơ sở chế biến hải sản khô, mực một nắng của ông Lai, địa phương đang khuyến khích người dân mở thêm các cơ sở chế biến hải sản, xem đây là một ngành quan trọng để phát triển kinh tế. 

"Các loại hải sản khô nếu chế biến đúng kỹ thuật, có giá trị dinh dưỡng chẳng thua kém hải sản tươi, đồng thời tăng thời gian sử dụng và giá trị kinh tế cho sản phẩm đánh bắt của ngư dân. Phát triển tốt nghề này còn giải quyết việc làm, thu nhập cho nhiều lao động của địa phương...", ông Lê Ánh Hùng, Chủ tịch UBND xã Gio Việt (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị).

Báo Dân Việt
Đăng ngày 16/02/2022
Tú Linh
Chế biến

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 04:06 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:06 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 04:06 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 04:06 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 04:06 06/11/2024
Some text some message..