Mực nước sông Mekong thấp nhất 6 thập kỷ và mối lo từ đập thủy điện Trung Quốc

Nhiều chuyên gia và nhà môi trường học cho rằng, 11 con đập mà Trung Quốc đã xây dựng ở thượng nguồn sông Mekong là một trong những nguyên nhân gây ra các đợt lũ lụt, hạn hán lịch sử, làm sụt giảm mực nước con sông.

ngư dân
Ngư dân Campuchia kéo lưới trên sông Mekong. Ảnh: AFP

Số lượng cá tại hạ nguồn sụt giảm

Đối với nhiều người, sông Mekong không chỉ đơn thuần là một dòng sông mà còn là “mẹ của nước” – nơi cung cấp thực phẩm, năng lượng và kế sinh nhai, nuôi dưỡng sự sống của con người. “Đó không chỉ là một dòng sông mà còn là toàn bộ hệ thống hỗ trợ sự sống”, Pianporn Deetes – điều phối viên tại Thái Lan của International Rivers, tổ chức bảo vệ các dòng sông và cộng đồng ven sông, chia sẻ.

Sông Mekong là một trong những tuyến đường thủy dài nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chạy dài hơn 4.000km, từ thượng nguồn xuống hạ nguồn, chảy qua các nước Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông. Hàng chục triệu người đã dựa vào con sông này để có thực phẩm, nước uống, năng lượng và nguồn thu nhập.

Nhưng giờ đây, Pianporn Deetes – người tự gọi mình là “đứa con của sông Mekong” đang nỗ lực đấu tranh để cứu dòng sông mà bà gắn bó từ khi sinh ra. Hai bên bờ sông được bao quanh bởi các loại cây trồng, các đàn gia súc và những cây cầu phao tại các làng chài, nhưng số lượng các loài cá đang sụt giảm. Ủy hội sông Mekong – một tổ chức liên chính phủ gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam - ước tính rằng số lượng cá tại đoạn sông này giờ đã ít hơn 40% so với 10 năm trước.

Nhiều chuyên gia và nhà môi trường học cho rằng, 11 con đập mà Trung Quốc đã xây dựng ở thượng nguồn sông Mekong, trong biên giới nước này, là một trong những nguyên nhân gây ra các đợt lũ lụt, hạn hán lịch sử, ảnh hưởng đến khu vực sinh sản của các loài cá và cuộc sống của người dân dọc theo con sông. Theo các nhà môi trường học, dòng chảy tự nhiên của con sông có thể bị phá vỡ do kế hoạch xây dựng thêm 11 con đập khác ở khu vực hạ lưu, phần lớn trong số này do các công ty Trung Quốc tài trợ.  

Bà Pianporn Deetes cho biết: “Chúng tôi không nói về một, hai người hay một hai vấn đề. Điều chúng tôi muốn nói đến là số lượng lớn người dân và nền kinh tế trong khu vực”. Sự suy giảm trữ lượng cá đã tạo ra nhiều thách thức đối với cuộc sống của các ngư dân. Ngôi làng đánh cá ở huyện Chiang Saen đã trở nên thưa thớt đến nao lòng. Có 18 cầu phao cho tàu thuyền nhưng chỉ có 5 ngư dân sinh sống. Ông Singkham Wantanam, 64 tuổi, người đã theo nghề đánh cá từ năm 12 tuổi chia sẻ rằng, có những ngày ông không bắt được một con cá nào. “Cứ 2 đến 3 ngày lại tiếp diễn tình trạng như vậy”, ông nói.

Nhà bảo vệ môi trường Niwat Roykaew, 61 tuổi, người sáng lập Nhóm bảo tồn Rak Chiang Khong: “Khi dòng sông gặp vấn đề, những người sinh sống bên cạnh dòng sông cũng đối mặt với rất nhiều vấn đề. Họ không có thức ăn vì không có cá”.

đập thủy điện
Đập thủy điện Trung Quốc. Ảnh Xinhua

Cảnh báo hệ lụy từ đập thủy điện Trung Quốc

Đối với các con đập mà Trung Quốc đã xây dựng, ông Niwat Roykaew khẳng định, điều quan trọng là phải giảm tác động tiêu cực của chúng. “Cần phải có những cuộc thảo luận về khối lượng nước được xả ra, cách thức xả nước như thế nào và thời gian thực hiện điều này”.

Theo Ủy hội sông Mekong, mực nước tại con sông này đang ở mức thấp nhất trong hơn 60 năm qua. Phía Trung Quốc cho rằng, biến đổi khí hậu và lượng mưa giảm là nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Trung Quốc cũng phủ nhận việc các con đập của nước này đã dẫn tới việc sụt giảm số lượng cá ở hạ nguồn và bác bỏ cáo buộc họ đã không báo trước cho các nước hạ lưu sông Mekong về hoạt động của các con đập.

Căng thẳng liên quan đến Mekong ngày càng thu hút sự chú ý của khu vực và toàn cầu. Năm 2021, Ủy hội sông Mekong và ASEAN đã tổ chức cuộc họp chính thức đầu tiên về đảm bảo an ninh nguồn nước, trong đó có sự tham gia của tất cả các nước thuộc khu vực sông Mekong, ngoại trừ Trung Quốc.

Vấn đề sông Mekong cũng trở thành một điểm nóng trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Năm 2020, Mỹ đã công bố thiết lập Quan hệ Đối tác Mekong-Mỹ nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Theo chuyên gia Niwat Roykaew, có nhiều dấu hiệu cho thấy, Bắc Kinh đang cố gắng thay đổi cách tiếp cận của mình khi đối mặt với phản ứng trong khu vực. Chuyên gia Niwat Roykaew cũng nói rằng ông vẫn hy vọng từ việc các nhà hoạt động Thái Lan đẩy lùi kế hoạch của Trung Quốc vào năm 2020 nhằm biến nhiều khu vực trên sông Mekong thành “một con kênh” cho các tàu container khổng lồ.

Theo NBC
Đăng ngày 09/02/2022
Hồng Anh
Thế giới
Bình luận
avatar

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 12:02 17/09/2024

Tôm Indonesia: Tính cạnh tranh vượt trội và cơ hội chinh phục thị trường toàn cầu

Tôm Indonesia đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng trên thị trường thủy sản toàn cầu, nhờ vào chất lượng tự nhiên vượt trội và sự tăng trưởng ổn định trong sản lượng.

Trại tôm
• 14:00 10/09/2024

Ngành tôm Ấn Độ mất 500 triệu đô la vì lệnh cấm của Hoa Kỳ

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu chủ chốt, áp đặt lệnh cấm đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ quốc gia này.

Tôm thẻ
• 11:10 09/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 10:07 06/09/2024

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 05:38 18/09/2024

Vì sao phải lắp giàn quạt và oxy đáy cho ao nuôi tôm?

Một trong những biện pháp hiệu quả giúp đạt được điều này là lắp đặt giàn quạt nước và hệ thống cung cấp oxy đáy cho ao nuôi tôm. Cả hai hệ thống này không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng suất và giảm thiểu rủi ro cho người nuôi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do vì sao giàn quạt nước và oxy đáy lại cần thiết cho ao nuôi tôm.

Quạt nước
• 05:38 18/09/2024

Các kỹ thuật quản lý tôm sau mưa bão

Mưa bão là một trong những yếu tố thời tiết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường nuôi tôm, gây ra nhiều thay đổi đột ngột về chất lượng nước, nhiệt độ, và nồng độ oxy hòa tan. Sau mỗi cơn mưa bão, người nuôi tôm cần áp dụng các kỹ thuật quản lý kịp thời và hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm.

Ao tôm
• 05:38 18/09/2024

Cảnh báo mưa lớn: Khu vực Nam Bộ đề phòng ngập úng

Thông tin từ Đài Khí tượng Thủy cảnh báo về mưa lớn trên diện rộng ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là khả năng xảy ra lũ trên các sông lớn như sông Đồng Nai. Khi mưa lớn kéo dài, lượng nước đổ về các sông có thể tăng nhanh, dẫn đến lũ lụt, đặc biệt tại các khu vực hạ du của các con sông.

Mưa lớn
• 05:38 18/09/2024

Gỡ “thẻ vàng” và vị trí thị trường EU

Theo kế hoạch, trong tháng 10/2024, Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5 đến nước ta kiểm tra việc thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Vấn đề chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” đã tròn 7 năm ngày càng cho thấy vị trí quan trọng của thị trường EU đối với thủy sản xuất khẩu nước ta.

Xuất khẩu thủy sản
• 05:38 18/09/2024
Some text some message..