Mức thuế chống trợ cấp khó có thể gây rối loạn trên thị trường tôm

Đã hé lộ một vài dự đoán về mức thuế chống trợ cấp (CVD) tôm.

chống trợ cấp tôm

Thái Lan, nhà xuất khẩu tôm lớn nhất sang thị trường Mỹ, có khả năng sẽ bị áp thuế CVD 2% - mức thuế gần như không gây bất cứ tác động nào trên thị trường.

Ấn Độ có thể sẽ phải chịu mức thuế sơ bộ 7%. Đây là mức thuế suất có thể khiến cho việc đấu tranh đòi giảm thuế chống bán phá giá xuống dưới 10% của phía Ấn Độ lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Một số công ty ở hai quốc gia này có thể sẽ chịu mức thuế riêng rẽ thấp hơn.

Trung Quốc và nhiều khả năng là Malaixia sẽ phải chịu mức thuế CVD sơ bộ cao. Mặc dù điều này có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng cũng sẽ không dễ dàng đối với thị trường Mỹ.

Thay vào đó, khi nhu cầu nhập khẩu tôm của Trung Quốc tăng mạnh như hiện nay, người bán có không ít cơ hội để thâm nhập vào các thị trường có nhiều thuận lợi hơn Mỹ. Thực tế, về lâu dài, tác động lớn nhất của CVD sẽ không phải là khiến cho các nước và các công ty xuất khẩu sang Mỹ phải trả thuế cao hơn, mà ngược lại, nó có tác động làm mất dần vai trò hàng đầu của khách hàng Mỹ trên thị trường quốc tế. Khi đó, Trung Quốc, Trung Đông và thậm chí Châu Âu sẽ trở thành những thị trường hấp dẫn hơn và chiếm thị phần lớn hơn trong tổng sản lượng toàn cầu. Mức tiêu thụ bình quân trên đầu người của Mỹ đạt mức cao nhất 4,2 pao/người vào năm 2011, sau đó giảm vào năm 2012 và có thể sẽ giảm mạnh xuống dưới 4 pao/người vào năm 2013.

Trước tình hình này, các luật sư đại diện cho các nhà chế biến tôm Mỹ cũng khó có thể đàm phán kí kết thỏa thuận riêng rẽ với các nước bị áp thuế CVD cao, bởi lẽ các “nạn nhân mục tiêu” của Mỹ không thiếu cơ hội xuất khẩu sang các thị trường ít rào cản hơn.

Êcuađo có thể chỉ bị áp mức thuế CVD ở mức tối thiểu (không vượt quá 2%). Mức thuế chống trợ cấp đối với Inđônêxia và Việt Nam cũng có khả năng ở mức 1 chữ số.

Vấn đề được nhiều nhà nhập khẩu quan tâm là liệu có quyết định thuế CVD nào mang tính hồi tố không. Điều này có thể xảy ra nếu có yêu cầu xem xét các trường hợp khẩn cấp. Trên thực tế, các nhà chế biến tôm Mỹ chưa từng đưa ra yêu cầu này, chủ yếu là vì họ phải đưa ra bằng chững về việc khối lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ đã tăng mạnh trong giai đoạn trước khi nộp đơn kiện. Thế nhưng, lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ trong 2 tháng đầu năm nay lại giảm gần 10% so với cùng kì năm ngoái, cho thấy sự thận trọng khi mua hàng trong điều kiện giá tôm đã tăng tới 16% kể từ đầu tháng 1.

Thêm vào đó, cũng cần phải có cơ sở khi viện dẫn các trường hợp khẩn cấp của từng doanh nghiệp.

Sắp tới, việc trì hoãn sản xuất tôm trong vụ đầu ở Đông Nam Á sẽ kết thúc. Sản lượng tôm đưa ra thị trường sẽ tăng trong giai đoạn 6 tháng cuối năm. Do đó, nhiều khách hàng đang tạm ngừng giao dịch, hi vọng giá sẽ tốt hơn trong thời gian tới, còn một số khách hàng khác đang chờ đợi những diễn biến cụ thể về thuế CVD.

Điều đó có nghĩa là thị trường đang suy giảm lại phải gánh thêm chi phí phát sinh từ thuế CVD, và như vậy, các nhà sản xuất khó có thể bù đắp được chi phí dù giá bán cao hơn, còn khách hàng sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc đề nghị giảm giá.  

Mặt khác, nhiều khách hàng đã thiết lập quan hệ lâu dài với các nhà sản xuất ở một số nước cụ thể, các nhà sản xuất này có khả năng đáp ứng các chi tiết kĩ thuật sản phẩm và giá thành. Các mối quan hệ này không thể thay đổi nhanh chóng, do đó, các bên đối tác phải quyết định mỗi bên sẽ gánh chịu chi phí do thuế CVD là bao nhiêu. 

Seafoodnews
Đăng ngày 16/05/2013
Kinh tế

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 01:33 21/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 01:33 21/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 01:33 21/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 01:33 21/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 01:33 21/11/2024
Some text some message..