Muốn giàu nuôi cá...

Trải nghiệm qua thực tế, bà con nông dân đã đúc kết: "Muốn giàu nuôi cá; muốn khá nuôi heo; muốn nghèo nuôi vịt". Ở quận Bình Tân, sau mười năm đô thị hóa, diện tích đất canh tác đang dần bị thu hẹp, kinh nghiệm trên càng quý với nhiều nông dân.

cá đĩa giống
Anh Lê Thanh Long bên bể cá đĩa giống của mình.

Trên diện tích chừng 100 m2 đất nằm sâu trong con hẻm nhỏ, cựu chiến binh - nông dân Lê Thanh Long dành 35 m2 để nuôi cá kiểng kiếm sống và làm giàu. Anh Long kể, năm 2008, anh thuộc diện hộ nghèo của phường Bình Trị Đông B, lại bệnh tật triền miên nên hoàn cảnh rất bí bách. Ngoài nuôi bốn đứa con đang tuổi ăn học, anh còn phải giúp vợ buôn bán nhỏ để kiếm sống.

Trước tình cảnh này, Lê Thanh Long xin về hưu sớm, chuyển sinh hoạt Đảng về Chi bộ Khu phố 9 của phường Bình Trị Đông B. Trong một lần họp chi bộ, biết được Hội Nông dân quận Bình Tân có chương trình hỗ trợ hội viên nghèo, anh Long làm đơn xin vay 15 triệu đồng để nuôi cá. Anh lý giải: "Sức khỏe yếu, không có vốn, diện tích đất lại nhỏ, nên buổi đầu, tôi chỉ mua hai hồ kính và 300 cá đĩa bột về ương. Trong vụ đầu tiên đó, tôi đã khóc ròng vì cá bột chết gần hết, chỉ còn lại 10% phát triển thành cá đủ tiêu chuẩn 7-8 cm để bán ra thị trường. Thất bại đầu tiên làm tôi rất buồn và có lúc muốn buông xuôi".

Trong một lần họp chi bộ, nghe kể chuyện ở quận 6 có chuyên gia nuôi cá rất giỏi, anh Long tìm đến nhờ giúp đỡ. Biết anh là đảng viên chí thú làm ăn, lại ít đất, vị chuyên gia này đã chỉ cho anh Long rất nhiều kinh nghiệm từ việc hạ nồng độ PH trong nước cho đến cách diệt vi khuẩn có hại trên cá bột, cách tính nhiệt độ nước sao cho cá đừng bị sốc... Lúc này, do đã hết vốn, nên anh Long đề nghị chi bộ bảo lãnh và Hội Cựu chiến binh phường giới thiệu để anh vay tiếp 10 triệu đồng. Rút kinh nghiệm, anh chỉ mua 200 cá bột về ương với đầy đủ kỹ thuật học được. Bốn tháng sau, Lê Thanh Long đã bán được đợt cá đầu 150 con cá đĩa đỏ, thu về gần 5 triệu đồng.

Có thu nhập, anh Long vui lắm, bỏ mọi công việc khác và chuyên tâm nghiên cứu thêm tập tính cá đĩa. Anh trích phần lớn số tiền thu về trả một phần nợ, phần còn lại, anh mua cá đĩa bồ câu bột về chăm nuôi thêm. Vụ thứ hai rồi vụ thứ ba lại đến, anh Long trả được các phần nợ cũ, tiếp tục chăm nuôi cá và hoàn trả sổ hộ nghèo cho UBND phường. Anh tâm tình: "Tôi biết sức mình có hạn nên chỉ làm trong khả năng, nuôi 33 hồ cá (dài 1,5 - 2 m/hồ) và tự chăm sóc, tự học hỏi kinh nghiệm rồi bán. Để giữ uy tín, tôi còn mày mò lên mạng in-tơ- nét thăm dò thị trường, bảo đảm với các đầu mối mua cá về giống và chất lượng giống nên người ta khá ưa chuộng.

Năm 2012, tôi bán 1.800 con cá đủ tiêu chuẩn, thu về 90 triệu đồng. Các con tôi cũng nhờ cá kiểng mà ăn học thành tài và có nghề nghiệp ổn định". Năm 2013, với cách làm ăn uy tín, người cựu chiến binh Lê Thanh Long đã xuất bán tổng cộng 3-4 vụ cá, thu về 95 triệu đồng. Đến thăm mô hình trình diễn của anh tại Trung tâm Triển lãm thành tựu mười năm thành lập quận Bình Tân, thấy anh tất bật tiếp khách, trả lời về giá cả, tư vấn cách chăm nuôi... mà vui lây. Theo một cán bộ Hội Nông dân quận Bình Tân, anh Long là người có ý chí vượt khó, khi làm ăn thành đạt còn giúp nhiều hội viên nông dân khác về kỹ thuật chăm nuôi cá. Chỉ có 35 m2 đất, nhưng anh Long đã biết cách sắp xếp những chiếc hồ nuôi cá một cách khoa học để tiết giảm diện tích, nuôi cá thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Với ý chí của một cựu chiến binh - đảng viên, anh Long còn cố gắng học hỏi tiếp cận thị trường, giúp các hộ nghèo khác làm kinh tế. Mô hình này rất cần được nhân rộng.

Báo Nhân Dân, 26/12/2013
Đăng ngày 30/12/2013
Đức Anh
Nuôi trồng

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 17:20 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:20 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 17:20 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 17:20 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 17:20 14/01/2025
Some text some message..