Mưu sinh mùa nước nổi

Lâu nay, nhắc đến mùa nước nổi là người ta nghĩ ngay đến miền Tây; thế nhưng tại miền Trung nắng gió, Quảng Bình vẫn có mùa nước nổi mang lại sản vật chim muông, tôm cá giúp bà con ấm no trong thời đông giá.

Mưa xuống, người dân vùng nước nổi sống nhờ bắt cá, tôm
Mưa xuống, người dân vùng nước nổi sống nhờ bắt cá, tôm

Mùa nước nổi ấy nằm ở các xã vùng giữa, dưới của huyện Lệ Thủy như Liên Thủy, Thanh Thủy, Hồng Thủy, Phong Thủy, An Thủy và vùng giáp ranh giữa hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh. Ở đấy có những cánh đồng chiêm trũng thẳng cánh cò bay. Hằng năm, nước trên sông Kiến Giang dâng cao tràn ra các cánh đồng cộng với nước từ phá Hạc Hải trù phú tạo thành một mùa nước nổi mênh mông.

Săn chuột đồng

Mùa mưu sinh bắt đầu từ khoảng cuối tháng 8 đầu tháng 9 hằng năm, khi bà con nông dân thu hoạch xong lúa tái sinh và trời đổ mưa, nước dâng ngập dần từ vùng thấp đến vùng cao. Lúc này, chuột đồng phải tìm nơi trú ẩn nên đây là cơ hội thích hợp nhất để các tay săn chuột cừ khôi trổ tài.

Không hiểu sao, chuột trên các cánh đồng ở Lệ Thủy nhiều vô kể, cứ sinh sôi nảy nở như từ dưới đất chui lên. Con nước dâng dần như ép đuổi đàn chuột khổng lồ co cụm về một chỗ. Lúc này, người các xã Thanh Thủy, Hồng Thủy đổ ra đồng bắt chuột như ngày hội.

Nhóm săn chuột chuyên nghiệp phải có đầy đủ dụng cụ: cuốc đào hang chuột, đòn xỉa để chọc vào cây tre lắc khi chuột leo lên ngọn tre núp, sào dài và nơm (loại dùng nơm cá) để chụp chuột. Còn đơn giản thì chỉ cần dùng nơm là cũng đủ tóm được kha khá chuột to.

Các tay săn dùng nơm đuổi theo chuột, khi bắt kịp thì lấy nơm chụp lại rồi thò tay vào trong tóm chuột, công đoạn này khá mất thời gian với những người chưa có kinh nghiệm. Bắt được phải bẻ 1 chân chuột ngay để chúng khỏi chạy thoát. Chuột trên đồng bị dồn vào lùm cây, hang để dễ tóm gọn hơn. Có con tinh ranh lao về phía bụi tre khiến cho đám thợ săn phải vất vả nhưng chưa chắc tóm được vì nó cứ chạy từ ngọn này sang ngọn khác.

săn chuột mùa nước nổi

Cậu học sinh này phấn khởi vì săn được nhiều chuột

Chuột trên đồng Hồng Thủy, Thanh Thủy thường được gọi là “chuột sạch” bởi nó chén lúa tái sinh. Vì thế, thịt thơm ngon và dai chắc bởi quá trình sinh trưởng chạy đồng. Dân địa phương bắt về chế biến các món làm mồi nhậu và cải thiện bữa ăn như băm thịt viên chả, giả cầy. Mùa này, khi trời đổ mưa se se lạnh, quây quần trong nhà với các món chuột và vài ly rượu gạo thì sướng râm ran. Sẽ khó lòng cưỡng lại mùi thơm của từng thớ thịt chuột đồng cuộn với gia vị hành sả bốc lên ngào ngạt.

Bà Toản đi thả nò trong lo lắng - ẢNH: T.Q.Nam

Bà Toản đi thả nò trong lo lắng - ẢNH: T.Q.Nam

Sức hấp dẫn của thịt chuột ngày càng khiến nhiều người thèm thuồng và mơ tưởng đến khi vào mùa. Chuột trở thành món hàng hóa trao đổi, mua bán ở chợ hoặc bất cứ đâu. Tiền trong túi, chuột trên tay người săn, thích là cứ trả giá trao đổi. Chuột nhỏ bán 2.000-3.000 đồng một con, to hơn thì 4.000-5.000 đồng, tính ra cũng chỉ 20.000-30.000 đồng một cân chuột nguyên con ở chợ. Rẻ hơn thịt lợn, ăn lại lạ miệng nên nhiều người chọn mua chuột. Bán có tiền, nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn thường tranh thủ sau buổi học ra đồng săn chuột bán lấy tiền mua sách vở, đồ dùng học tập.

Sống nhờ nò

Nghề chính cho mùa nước nổi là thả nò đơm cá, tôm. Trong những ngày rong ruổi theo từng con nước lên xuống, tình cờ tôi gặp được bà Nguyễn Thị Toản (60 tuổi, ở thôn An Định, xã Hồng Thủy), người có thâm niên trong nghề thả nò. Vợ chồng bà lúc nào cũng xởi lởi, vui vẻ chân chất. Bà kể đã làm nghề này hơn 10 năm. Trong một lần đi nhà bà con ở một vùng khác chơi, thấy cách làm hay hay nên bà xin mấy cái về học làm theo. Lúc đó cá, tôm đầy đồng, con nước lớn nên chỉ cần một đêm thả nò là sáng mai phải gánh từng rổ về. Cá, tôm tươi ngon đem ra chợ bán từng nào hết từng đó, nhiều khi chưa kịp mang ra chợ đã bán sạch ở đầu ngõ. Tiền cứ thế thu về, một đêm vài trăm nghìn đồng, từng đó không phải là nhiều nhặn nhưng cũng không nhỏ so với điều kiện, hoàn cảnh trong vùng. Từ đó, cả nhà có nguồn vào nguồn ra, cuộc sống thay đổi hẳn; chẳng như ngày trước, lúc nào cũng lo đói kém khi cứ đến mùa mưa nước tràn ngập từ nhà ra đồng. Quanh vùng lại đất cát hút nước nên không thể trồng cây gì được.

Từ đó, mấy người con của bà Toản và hàng xóm cũng học làm theo. Bây giờ hai vợ chồng bà có hơn 50 cái nò, tính cả của con cái nữa thì nò nhà bà giăng khắp từ đồng gần đến đồng xa. Nhưng chuyện cũng không phải suôn sẻ hoàn toàn, nò mới làm ra cứ mỗi cái giá khoảng 30.000 đồng, ra cắm được một vài bữa lại bị mất trộm. Thành ra công làm nò coi như đổ sông đổ biển.

Rồi việc sử dụng thuốc mồi nhử tôm, cá và đánh bắt bằng xung điện khiến những người làm nò chân chính như bà Toản rơi vào cảnh túng thiếu. Bà Toản chép miệng lo lắng: “Hôm rồi, thằng con trai tui đi thả nò về nói thôi mạ ơi, bữa ni có thiếu cũng đừng mua tôm cá người lạ mà ăn. Con đi thấy họ có bỏ cái thuốc gì lạ lắm nhưng đam, tôm, cá cứ thế hút đến hết”. Chưa biết thuốc đó loại gì nhưng đó là cách làm đáng sợ.

Báo động hơn cả khi nạn đánh bắt bằng xung điện ngày càng kinh khủng. Nhiều ngày theo dõi, chúng tôi ghi nhận tình trạng trên không hề thuyên giảm mà ngược lại càng tăng. Giờ số người dùng xung điện liên kết lại với nhau, mỗi lần đi cả nhóm đông đến 10 người và tổ chức dàn hàng ngang càn quét từ vùng này sang vùng khác. Như thế, tôm, cá và bất cứ sinh vật gì cũng không thể chạy thoát dưới lưới điện dày đặc đó. Một cán bộ địa phương cho rằng rất khó để kiểm soát, quản lý cũng như xử lý với lý do nhân lực thiếu, địa bàn rộng, người rà lại dễ di chuyển từ xã này sang xã khác, huyện này sang huyện khác khi bị truy đuổi. Nhưng thực tế những lý do không hợp lý bởi sự thiếu kiên quyết, không triệt để, không phối kết hợp giữa các địa phương với nhau; hơn hết là qua nhiều ngày theo dõi, chúng tôi không hề thấy bóng dáng lực lượng chức năng làm việc.

Vĩ thanh

Người Quảng Bình hay nhắc câu Tháng 7 nước nhảy qua bờ, ý nói thời điểm đó trời bắt đầu trút nước xuống, nước lớn tràn qua các bờ đê, thửa ruộng nhanh đến độ dân gian tưởng tượng là nó nhảy vọt qua. Tháng 7 như cột mốc đánh dấu kết thúc mùa hè nắng chảy để bắt đầu bước sang mùa mưa bão. Nhưng thời tiết năm nay không tuân theo quy luật tự nhiên đó mà có sự khác biệt lạ lùng.

Gần hết tháng 10 nhưng trên các cánh đồng chiêm trũng ở hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh vẫn cạn khô khiến người làm nghề đứng ngồi không yên. Chỉ có trận mưa lớn cuối tháng 9 rồi thôi, số nước này tràn lên đồng một thời gian ngắn cũng bốc hơi hết vì không có mưa tiếp ứng.

Nhìn những con đò dùng để đi thả nò trên đồng nằm bất động trên đống bùn xen cỏ dại, bà Toản thở dài: “Không lụt đã đành nhưng cũng không có mưa luôn, chưa năm mô lạ như năm ni. Có phải do biến đổi khí hậu không hả chú, tui hay nghe trên đài báo nói nhưng không hiểu mấy…”.

Cuối cùng trời không phụ lòng người, nước đã đầy đồng nhờ trận mưa cuối tháng 10, bà con thả nò, lưới vớt vát được đôi chút. Nhưng tâm tư của bà Toản vẫn không hề sai và thừa; đó là hồi chuông cho mỗi chúng ta.

Thanh niên
Đăng ngày 04/11/2012
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 00:59 30/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 00:59 30/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 00:59 30/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 00:59 30/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 00:59 30/12/2024
Some text some message..