Mưu sinh ngày lũ ở Miền Trung

Thời gian này, vùng phá Tam Giang (Huế) mênh mông là nước. Cũng đúng thôi khi những ngày này, Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to, lượng nước đổ về các cửa sông vô cùng lớn. Bất chấp mưa gió, người dân vẫn dong thuyền ra phá đánh bắt tôm cá.

Mưu sinh ngày lũ ở Miền Trung
Khi con nước ngọt bắt đầu hòa vào đầm phá, dòng nước mát lành cũng làm cho các loài cá, tôm sinh sôi

Phá Tam Giang rộng, nước ngọt trong mùa mưa lũ và nước lợ khi vào mùa khô. Vì thế, môi trường thủy sinh ở đây cực kỳ phong phú, nhiều chủng loại thủy, hải sản sinh sống và là nguồn tài nguyên quý giá để người dân đánh bắt, khai thác làm nguồn sống. Người dân ở đây chủ yếu mưu sinh bằng nghề đánh bắt tôm cá. Quanh năm suốt tháng, hằng đêm cứ khoảng 6-7h tối, người dân lại đi thuyền ra phá Tam Giang, đánh bắt cá đến hai ba giờ sáng. Sau đó là họp chợ ngay trên sông khi trời còn tờ mờ sáng và kết thúc công việc của mình khi mặt trời vừa lên.

Ấy vậy, trong những ngày mưa bão, việc đánh bắt tôm cá lại diễn ra hoàn toàn theo cách khác. Tháng 11, mưa tầm tã từ thượng nguồn. Các con sông đổ ra đầm phá bắt đầu mang màu nước nặng phù sa. Khác với các nơi, dòng nước bạc về đây không còn “đỏng đảnh” trên ruộng đồng mà cuốn nhanh qua miền trung du. Khi con nước ngọt bắt đầu hòa vào đầm phá, dòng nước mát lành cũng làm cho các loài cá, tôm sinh sôi. Thời gian này cũng là lúc cư dân vùng cửa sông vào vụ đánh bắt các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, “bồi đắp” sinh kế cho cư dân vùng hạ du…

Người dân xóm Sáo (Điền Hải, Phong Điền) lúc này bận rộn hơn cả với các hoạt động đánh bắt thủy sản. Từ con lạch của xóm Sáo dẫn ra phá Tam Giang chừng 2km chi chít những cọc tre, lưới cùng nò sáo được ngư dân được “bày binh bố trận” san sát, giăng ngang mặt nước. Những bộ nò sáo gồm khung tre hình chữ V, cạnh dài 300m, được gắn lưới bố trí chéo theo nguồn nước. Tiếp đến, bộ đùng dài 200m, nguyên liệu cũng được làm từ tre và lưới đặt nối tiếp nhau. Cuối cùng là 5-6 nò của ngư dân đặt ở cửa ra của cái đùng. Tất cả đùng, nò sáo được đặt ở độ sâu hơn mực nước phá tính từ đáy lên. Việc bố trí nò sáo như thế này nhằm đánh bắt loài hải sản thuộc loại “cao cấp” ở đây đó chính cá chình đen.

Theo dòng nước lũ, cá chình đen cùng nhiều loại thủy sản khác theo con nước thượng nguồn đẩy về đây, lọt vào khung lưới hình chữ V, tiếp tục đi qua lưới đùng và không thể trở ra được. Đường ra duy nhất của các loài thủy sản là… vào trong nò. Cá chình đen bắt đầu xuất hiện trên đầm phá vào tháng 10-12 dương lịch. Thời gian đánh bắt non hai tháng là hết mùa. Với giá bán 550-600 nghìn đồng/kg đúng “thương hiệu” chình núi, mỗi đêm cư dân vùng đầm phá kiếm được cả triệu đồng.

Việc đánh bắt thủy hải sản ở đây tùy thuộc vào con nước. Những ngày này, khi mưa lũ lớn dân cao, lượng nước đổ về cửa sông khá lớn, việc cắm nò sáo gần như chìm nghỉm trong làn nước đục, người dân lại chuyển qua thả lưới để đánh bắt tôm cá.

Trong cái gió lạnh, mênh mông của nước, người dân lại dong thuyền đi đánh bắt. Dân gian có câu “tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông”, nên việc đánh bắt cá cũng diễn ra vào thời điểm khi mặt trời xuống núi. Thủy hải sản lúc này là những con cá bống béo tròn, những con tôm phá chắc ngọt mà ai ăn loài tôm cá ở đây thì nhớ mãi. Việc đánh bắt khá khó khăn và vất vả, nhưng bù lại, giá cao nên người dân ở đây cũng khá hào hứng.

Nếu bạn chưa biết, vào thời vua Minh Mạng, phá Tam Giang có tên gọi là Thiển Hải, Hác Hải hay Hạt Hải - nghĩa là biển cạn. Hệ thống phá Tam Giang - đầm Cầu Hai được coi là một trong những vùng đất ngập mặn lớn nhất Đông Nam Á. Đây chính là khu điều hòa khí hậu giữa 2 vùng cát, điều tiết lũ lụt và hạn chế nguy cơ ngập úng cho đồng bằng. Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có chức năng duy trì nước ngầm vùng đồng bằng ven bờ và vùng đất cát ven biển, duy trì nguồn nước sinh hoạt cho người dân, là nơi tự phục hồi chất lượng nước trước khi đổ ra biển.

mưu sinh mùa lũ, khai thác thủy sản, đánh bắt thủy sản, mùa lũ miền trung

Thủy hải sản lúc này là những con cá bống béo tròn, những con tôm phá chắc ngọt mà ai ăn loài tôm cá ở đây thì nhớ mãi

Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ngày càng nhộn nhịp, không còn hoang vắng như xưa. Có nhiều đường để tới đây, các tour du lịch đua nhau đưa khách đến. Những năm gần đây, tỉnh Thừa Thiên - Huế đầu tư, triển khai xây dựng, khai thác tour du lịch đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Nhiều ngư dân vùng đầm phá cũng dần trở thành những người làm dịch vụ du lịch khá thông thạo. Họ mở nhiều quán nhậu từ bình dân đến cao cấp khắp khu đầm phá. Các món đặc sản từ vùng đầm phá ngày càng thu hút du khách.
 

SONGMOI
Đăng ngày 08/11/2017
Anh Thư
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 03:27 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:27 05/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 03:27 05/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 03:27 05/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 03:27 05/12/2024
Some text some message..