Mưu sinh vùng sông nước: Nghề lưới cá sông

Khác với nghề đóng đáy chỉ đóng con nước đêm, nghề lưới cá có thể thả ở cả hai con nước ngày và đêm, miễn sóng đừng lớn và nước chảy xiết quá.

Bác Tám trúng được cá đối lớn
Bác Tám trúng được cá đối lớn

Nghề lưới có hai loại: lưới nổi (lưới cá mè, cá đối, còn gọi là lưới quét), lưới chìm (lưới cá ngác, cá sủ, bông lau, cá chẻm, cá út). Tôi có dịp tháp tùng cùng lão làng trong nghề lưới, ở xã Hưng Lễ (Giồng Trôm), có thâm niên trong nghề từ 10-20 năm và từng có những mẻ lưới lớn hoặc từng chạm trán với những con cá lớn.

Bác Tám Bên năm nay 68 tuổi, còn rất khỏe mạnh. Ở ấp 12, xã Hưng Lễ, mọi người thường hay gọi bác bằng cái tên quen thuộc khác: Tám cào, bởi bác không phải là người địa phương, quê gốc ở Mỏ Cày (xã Bình Khánh Đông - Mỏ Cày Nam), vì cuộc mưu sinh nơi vùng sông nước đã đẩy bác rời quê nhà đến cồn Lá sống một thời gian rồi về ấp 12, xã Hưng Lễ định cư cho tới bây giờ, gần 20 năm.

Người ta gọi bác là Tám cào, bởi bác cũng từng sống với nghề ghe cào nhưng bây giờ bác giao lại cho đứa con trai út của mình. “Lớn tuổi rồi, làm cào không nổi nữa, bác đi lưới cho nhẹ hơn” - bác Tám tâm sự. Như đã hẹn trước với anh Sáu Toản - người giới thiệu để tôi cùng đi lưới với bác Tám Bên, chiều chập tối - khoảng 18 giờ, tôi có mặt tại nhà anh Sáu để cùng đi với bác Tám một “chiều lưới”, hết một con nước. Bác Tám đã đến trước, chúng tôi cùng ngồi uống hết một bình trà thì tôi và bác xuống chiếc ghe ra dòng sông Sơn Đốc - đoạn tại mặt hàn. Bác Tám bảo, đêm nay, bác cháu mình đánh gần đây thôi, ngoài kia, có Kobe chạy vì công trình cống đập Sơn Đốc II đang khởi công, đọng nước, với lại ghe đáy tụi nó cứ chạy ra, chạy vào khó đánh lắm. Ngoài sông Hàm Luông thì sóng lớn, ghe của bác nhỏ không chịu nổi. Đánh gần mặt hàn, nước êm hơn. Cá đối sẽ nhiều hơn. Bác Tám tay cầm chèo, lắc lắc, chiếc ghe trôi đi nhè nhẹ. Tay thả lưới. Thấy vậy, tôi bảo: Đưa con chèo cho bác thả - Thôi thôi, cháu cứ ngồi yên đó - tôi đang ngồi trước mũi. Bác làm, bác biết. Thật vậy, có khi lưới bị rối, bác buông tay chèo, cho ghe dừng lại, gỡ lưới. Vừa thả lưới, hai bác cháu vừa nói chuyện qua lại: Bây giờ nước kém rồi. Chưa biết đêm nay có hay không? Chứ cháu đi ở đầu con nước và ở những tháng trước - khi độ mặn chưa cao, thả một đoạn cỡ này, lưới giật rồi - cá đã dính lưới. Đêm nay, tôi và bác thả hai tay lưới, mỗi tay lưới dài 100 mét. Lưới cá đối có mắt lưới ba phân, chiều sâu khoảng 2 mét. Giá bán một tay lưới như thế, loại thường cũng từ 400-500 ngàn đồng. Nếu đặt người ta đan thì giá có thể gấp đôi. Lưới đan thì chắc và không bị “chạy” mặt lưới. Do cuối con nước (đầu con nước là từ 11 và 12 hàng tháng) nên khó có cá đối lớn (cá từ 200gr trở lên/con). Bác Tám bảo: Đoạn sông này, khoảng hai năm về trước, chiều nước bắt đầu lớn, cá đối nó tửng nước nhảy vèo vèo thấy ham lắm, con lớn chứ không nhỏ như bây giờ. Tôi độ chừng hơn 30 phút là bác Tám thả lưới xong. Hai bác cháu neo ghe lại và chờ. Bác bảo: Chắc đêm nay có à, không nhiều thì ít, nó cũng tửng nước, nhảy lủm tủm đây - ý bác nói cá đối. Chừng tàn một điếu thuốc, bác bắt đầu thăm lưới. Gác tay chèo lên, tay bác lần theo tay lưới, bác cho biết ngay: Có giật lưới rồi đấy! Một, hai rồi có đoạn lưới cá dính hai, ba con một chỗ. A, có cá biển nữa nè - cá chỉ vàng, bác Tám cho biết. Đúng là lão luyện trong nghề, tay bác cứ tháo gỡ cá nhanh thoăn thoắt. Gỡ hết tay lưới thứ hai, bác Tám cuốn dời đi chỗ khác. Tôi hỏi, sao bác không thả lại chỗ cũ mà dời đi làm gì? Cá cũng khôn lắm, thả lại nữa là không dính đâu. Bác bơi ghe lên một đoạn khá xa và thả tiếp.

Ngoài kia, những chiếc xáng cạp trên công trình cống đập Sơn Đốc II không còn chạy nữa, đèn nhà dân hai bên bờ sông cũng tắt đi nhiều. Con trăng non tháng Hai chếch về phía Tây, nằm trên đầu ngọn dừa. Tôi lấy điện thoại ra xem giờ, đồng hồ chỉ gần 21 giờ. Bác Tám bảo, mẻ lưới khá đấy, nước này chỉ có cá đối nhỏ thôi. Bác Tám kể cho tôi nghe: Cách đây vài tháng, tại cửa cống đập Sơn Đốc I, chỉ một chiều lưới, bác  trúng gần 20kg cá đối, loại lớn từ 200gr trở lên. Đây là mẻ lưới lớn nhất trong năm. Cá đối loại 200gr trở lên hiện có giá hơn 50.000 đồng/kg, cá nhỏ, cá vừa vừa cũng 20-30 chục ngàn đồng/kg. Đầu con nước, mỗi chiều lưới bác Tám đánh trung bình từ 5-10kg cá đối. Mẻ lưới thứ hai chờ khá lâu mà bác chưa chịu thăm, tôi giục thì bác Tám bảo: Nước cũng sắp ròng rồi, ngâm lâu chút, tháo lưới về luôn. Ghe cặp vào, tôi bước tới chỗ khoang cá, giở ra xem. Tôi hỏi bác: Nhiêu đây cỡ mấy ký bác? - Chắc cũng hai, ba ký à. Đưa tay xuống sông bụm nước vào miệng, bác bảo: Nước mặn đắng, trong veo như nước biển thế này, khó đánh lưới lắm. Chia tay bác Tám Bên, tôi về khi đồng hồ chỉ gần 22 giờ.

báo Đồng Khởi
Đăng ngày 20/03/2013
thành lập
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 22:26 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 22:26 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 22:26 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 22:26 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 22:26 25/11/2024
Some text some message..