Mỹ: Các hãng bán lẻ bán tôm có liên quan đến lao động nô lệ ở Thái Lan

Theo hãng tin AP của Mỹ, các siêu thị toàn cầu bị phát hiện có bán tôm được bóc vỏ bởi những lao động nô lệ di cư ở Thái Lan.

nô lệ

Trong một điều tra mới nhất về nạn buôn người và lao động nô lệ trong ngành thủy sản Thái Lan, phóng viên của AP đã theo dõi và quay phim các xe tải chất đầy tôm mới được bóc vỏ từ các xưởng và được chuyển tới các công ty XK lớn. Sau đó, phóng viên đã sử dụng số liệu của Hải quan Mỹ và các báo cáo ngành của Thái Lan để theo dõi vấn đề này trên phạm vi toàn cầu.

Kết quả cho thấy, các mặt hàng tôm này đã xâm nhập vào các chuỗi nguồn cung của các cửa hàng và các hãng bán lẻ thực phẩm lớn như Wal-Mart, Kroger, Whole Foods, Dollar General và Petco cùng với các cửa hàng như Red Lobster và Olive Garden.

Các mặt hàng tôm này cũng đi vào chuỗi nguồn cung của một số thương hiệu thủy sản nổi tiếng của Mỹ và thực phẩm cho thú cưng bao gồm Chicken of the Sea và Fancy Feast – được bán ở các cửa hàng thực phẩm từ Safeway và Schnucks tới Piggly Wiggly và Albertsons.

Các phóng viên của AP đã khảo sát các siêu thị ở tất cả 50 bang và nhận thấy các sản phẩm tôm từ các chuỗi nguồn cung này đều có liên quan đến lao động cưỡng bức.

Lạm dụng lao động phổ biến ở tỉnh Samut Sakhon của Thái Lan. Một báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế cho biết, khoảng 10.000 trẻ di cư từ độ tuổi 13-15 làm việc ở thành phố này. Một nghiên cứu khác của cơ quan này cho thấy, gần 60% người lao động Miến Điện làm việc vất vả trong các nhà máy chế biến thủy sản của thành phố là nạn nhân của lao động cưỡng bức.

AP cũng phát hiện thấy tôm từ các nhà máy ở tỉnh Samut Sakhon được chuyển tới các công ty XK lớn của Thái Lan, bao gồm các công ty con của Thai Union và The Siam Union Frozen Foods trước khi được XK tới các hãng bán lẻ ở Mỹ và châu Âu.

Mặc dù cuối năm 2015, tập đoàn Thai Union đã cam kết giảm sử dụng tôm từ các xưởng bóc vỏ tôm sử dụng lao động bất hợp pháp, tập đoàn này vẫn phải chịu những lời chỉ trích từ Greenpeace.

Greenpeace đã có những đấu tranh với tập đoàn này về vấn đề lạm dụng quyền của người lao động và các phương pháp khai thác có hại và cáo buộc tập đoàn này vì thiếu minh bạch trong chuỗi nguồn cung.

Rõ ràng là Thai Union không thể tiếp tục phớt lờ trước những thông tin về lao động cưỡng bức trong toàn chuỗi nguồn cung và nên có hành động cụ thể để lấy lại niềm tin của khách hàng.

Hành động của Thái Lan

Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Thái Lan (TFFA) đang lên kế hoạch giải quyết việc làm cho những công nhân bị mất việc ở các xưởng bóc vỏ tôm. Hơn 5.000 công nhân đã bị mất việc sau khi Thái Lan bị cáo buộc có sử dụng lao động cưỡng bức trong các xưởng sơ chế tôm.

Cáo buộc về việc sử dụng lao động nô lệ đã tạo áp lực lớn cho ngành thủy sản Thái Lan từ cuối năm 2015, buộc TFFA phải cấm các hội viên sử dụng nguyên liệu từ các xưởng bóc vỏ tôm. Theo đó, nhiều công nhân bị mất việc do các công ty nhỏ phải đóng cửa.

Trước tình trạng sử dụng lao động bất hợp pháp ở Thái Lan, các đối tác kinh doanh của nước này ở Mỹ và EU tỏ ra rất nghiêm khắc với vấn đề này.

Chủ tịch TFFA cho biết, các thành viên của hiệp hội này bắt buộc không được nhập nguyên liệu từ các xưởng bóc vỏ tôm có sử dụng lao động cưỡng bức. Hành động này nhằm đảm bảo rằng toàn bộ chuỗi nguồn cung các sản phẩm thủy sản XK của Thái Lan hoàn toàn không được sản xuất bởi các lao động bị cưỡng bức.

Chủ tịch TFFA cho biết, phần lớn các hội viên của hiệp hội không sử dụng thủy sản từ các cơ sở sơ chế có điều kiện làm việc không đảm bảo, chỉ một số cơ sở có sử dụng lao động cưỡng bức. Tuy nhiên, điều này cũng đủ để các thị trường phương Tây tẩy chay tất cả các sản phẩm thủy sản từ Thái Lan. Do vậy, TFFA sẽ áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để đảm bảo sự tồn tại của ngành thủy sản Thái Lan.

TFFA cũng hối thúc các hội viên nên thuê những người lao động đã bị mất việc tại các xưởng bóc vỏ tôm.

Chủ tịch TFFA cũng hy vọng các công ty lớn sẽ thuê những công nhân đã bị thất nghiệp khi các công ty này mở rộng dây chuyền sản xuất để bù đắp sản lượng từ các xưởng sơ chế tôm đã đóng cửa.

Vasep, 20/01/2016
Đăng ngày 21/01/2016
Kim Thu
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 22:37 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 22:37 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 22:37 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 22:37 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 22:37 26/11/2024
Some text some message..