Mỹ giám sát cá da trơn không làm gián đoạn xuất khẩu của Việt Nam

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết sẽ sớm có thư kiến nghị chính thức gửi cho Bộ Nông nghiệp Mỹ. Ngay từ khi Mỹ thông qua Dự thảo Luật Nông nghiệp hồi năm 2011, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng đã 2 lần trực tiếp có ý kiến về vấn đề quy định giám sát cá da trơn, và đã nhận được tiếp thu giải trình của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Cao Đức Phát
Bộ trưởng Cao Đức Phát tại cuộc gặp bên lề thảo luận về vấn đề cá da trơn với Bộ trưởng Hoa Kỳ Tom Vilsack

Ngày 2/12/2015, Cơ quan giám sát ATTP (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) đã quyết định ban hành “Quy định cuối cùng” về việc thiết lập chương trình giám sát đối với các loài cá thuộc Bộ Siluriformes, trong đó có cá da trơn và cá tra của Việt Nam.

Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã có những biện pháp khẩn trương tháo gỡ, không làm ảnh hưởng, gián đoạn hoạt động xuất khẩu.

“Quy định cuối cùng” được triển khai theo yêu cầu của Luật Nông nghiệp 2014 của Hoa Kỳ và áp dụng đối với tất cả các loài cá thuộc Bộ Siluriformes (bao gồm cá tra, cá ba sa của Việt Nam) nuôi trồng nội địa và nhập khẩu.

Quy định này sẽ có hiệu lực bắt đầu từ tháng 3/2016, tức 90 ngày sau khi đăng Công báo Liên bang. Một trong những nội dung quan trọng của quy định này là Hoa Kỳ sẽ áp dụng quy trình giám sát chặt chẽ từ khâu SX, chế biến đối với cá tra và cá ba sa của tất các nước XK vào Hoa Kỳ (trong đó có Việt Nam) theo tiêu chuẩn phải tương đương với tiêu chuẩn mà Hoa Kỳ đang áp dụng.

Quy định mới cũng yêu cầu quy trình giám sát từ khâu SX, chế biến cá tra, cá ba sa phải tương tự như quy trình giám sát đối với thịt và sản phẩm thịt của Hoa Kỳ đang áp dụng.

Cùng với sự thay đổi này, Hoa Kỳ cũng sẽ thay đổi thẩm quyền giám sát các sản phẩm cá tra, cá ba sa (kể cả sản phẩm SX trong nước và sản phẩm nhập khẩu) từ FDA (Cục Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm) như trước đây cho FSIS (Cục Kiểm dịch, Thanh tra An toàn thực phẩm).

Trong giai đoạn chuyển giao thẩm quyền giám sát của FDA cho FSIS, Hoa Kỳ sẽ có giai đoạn chuyển đổi trong vòng 18 tháng (tính từ tháng 3/2015).

Theo đó trước ngày 2/3/2016, các nước hiện đang XK sản phẩm cá cá, cá ba sa vào Hoa Kỳ, nếu có mong muốn tiếp tục XK cần phải cung cấp danh sách các cơ sở SX-KD hiện đang XK, cũng như các tài liệu bằng văn bản để chứng minh thẩm quyền được XK cũng như tuân thủ theo những quy định NK hiện hành của FDA.

Trong 18 tháng chuyển đổi, FSIS sẽ tiến hành tái giám sát và lấy mẫu ngẫu nhiên ít nhất 1 lần/quý tại cơ sở NK của Hoa Kỳ để giám định về chủng loại cá cũng như dư lượng hóa chất có trong các lô hàng cá thuộc Bộ Siluriformes nhập khẩu.

Sau khi kết thúc thời gian chuyển đổi 18 tháng này, các nước muốn tiếp tục XK phải nộp tiếp hồ sơ để Hoa Kỳ xem xét Tiêu chuẩn tương đồng…

Trước việc Hoa Kỳ thông qua “Điều khoản cuối cùng” áp dụng đối với cá da trơn (trong đó có sản phẩm XK của Việt Nam), Bộ NN-PTNT đã có những giải pháp khẩn trương tháo gỡ, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới SX và XK.


Chế biến cá da trơn xuất khẩu

Trao đổi với NNVN hôm nay (4/12), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết đã chỉ đạo Cục Quản lí chất lượng Nông lâm thủy sản phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế, Tổng cục Thủy sản, Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) nghiên cứu kỹ các quy định của Mỹ, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm đảm bảo không để hoạt động XK bị gián đoạn.

Thưa Bộ trưởng, việc Mỹ thông qua “Quy định cuối cùng”, thay đổi quy trình, tiêu chuẩn giám sát chất lượng đối với cá tra, cá ba sa, Bộ NN-PTNT sẽ có giải pháp nào để hoạt động SX, xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ không bị ảnh hưởng?

Quy định mới của Hoa Kỳ không chỉ áp dụng riêng cho Việt Nam mà đối với tất cả các nước XK cá tra, cá ba sa vào nước này. Do thời gian Hoa Kỳ áp dụng quy định mới rất gấp nên sẽ gây khó khăn cho DN xuất khẩu cũng như hệ thống quản lí nhà nước Việt Nam.

Trước mắt từ nay đến ngày 2/3/2016, Bộ NN-PTNT phối hợp với VASEP sẽ phải gửi cho Mỹ danh sách các DN có mong muốn tiếp tục XK cá tra, cá ba sa vào Mỹ, cũng như cung cấp các thông tin cho Mỹ về các hệ thống luật pháp, hệ thống quản lí nhà nước về an toàn thực phẩm trong SX chế biến cá tra, cá ba sa của Việt Nam theo như yêu cầu của phía Hoa Kỳ.

Kể từ tháng 3/2016 sẽ khoảng thời gian chuyển tiếp 18 tháng. Trong 18 tháng này, chúng ta sẽ phải cung cấp các tư liệu để chứng minh rằng Việt Nam có hệ thống quản lí đối với SX, chế biến cá da trơn tương đồng với Mỹ. Đây là quan ngại lớn, bởi hệ thống quản lí SX, chế biến cá da trơn của Việt Nam và Mỹ đang có nhiều sự khác biệt.

Vậy liệu trong thời gian ngắn như thế, chúng ta có thể thay đổi được quy trình SX, giám sát chất lượng theo yêu cầu của phía Hoa Kỳ không?

Bộ NN-PTNT đã yêu cầu các đơn vị chuyên môn rà soát, đối chiếu thật cụ thể, chi tiết để xem giữa quy định của chúng ta đang áp dụng còn chỗ nào chưa phù hợp, chưa tương đồng, còn vênh nhau chỗ nào so với quy định mới của Hoa Kỳ để điều chỉnh. Nếu quy định, tiêu chuẩn nào còn vênh mà phù hợp với thông lệ quốc tế và có cơ sở khoa học thì nhất định chúng ta sẽ phải có sự thay đổi điều chỉnh. Tuy nhiên, do thời gian mà Hoa Kỳ áp dụng quy định mới rất gấp nên Bộ NN-PTNT cũng đã có những thảo luận trực tiếp với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ nhằm tránh ảnh hưởng xấu tới hoạt động SX, xuất khẩu.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!.

Trước việc Mỹ thông qua quy định mới về giám sát cá da trơn, bên lề Hội nghị lần thứ 21 về Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu tại Paris (Pháp) ngày 2/12, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack nêu sự quan ngại của Việt Nam cũng như thảo luận các giải pháp nhằm tháo gỡ cho hoạt động XK cá tra, cá ba sa của Việt Nam sang thị trường Mỹ.

Bộ trưởng Tom Vilsack đã ghi nhận và khẳng định,việc triển khai quy định mới về cá da trơn của Hoa Kỳ sẽ không làm gián đoạn tới hoạt động XK cá tra, cá ba sa của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Ngài Tom Vilsack cũng cam kết sẽ nỗ lực hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực hiện quá trình chuyển đổi quy trình SX, giám sát cá da trơn; chỉ đạo các cơ quan liên quan hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi để ít trục trặc nhất.

Nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện quy định mới đối với Việt Nam, ngài Tom Vilsack sẽ trực tiếp chỉ đạo giải quyết. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ cũng đề nghị phía Việt Nam cung cấp các tài liệu theo yêu cầu của quy định mới.

Nông Nghiệp Việt Nam, 04/12/2015
Đăng ngày 06/12/2015
Lê Bền
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 09:24 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 09:24 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 09:24 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 09:24 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 09:24 26/11/2024
Some text some message..