Mỹ hỗ trợ tiêu thụ thủy sản thêm 70 triệu USD

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) tuyên bố sẽ mua thêm 70 triệu USD thủy sản Mỹ trong Q3/2020 như một phần của gói hỗ trợ giúp ngành thủy sản vượt qua đại dịch COVID-19.

Bán tôm
USDA mua thêm 70 triệu USD thủy sản hỗ trợ giúp vượt qua đại dịch COVID-19.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Sonny Perdue trước đó đã công bố kế hoạch giúp các nhà sản xuất nông nghiệp Mỹ vượt qua những khó khăn khi hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng do COVID-19 bằng cách mua thêm hàng hóa như một phần của điều 32 Đạo luật Nông nghiệp Mỹ.

USDA sẽ mua cá da trơn với giá trị 30 triệu USD, cá minh thái Alaska với giá trị 20 triệu USD và cá haddock Đại Tây Dương, cá minh thái và cá redfish với giá trị 20 triệu USD – một phần của nhóm mua thực phẩm với trị giá 470 triệu USD.

Dịch vụ tiếp thị nông nghiệp (AMS) của USDA sẽ bắt đầu giới thiệu sản phẩm trong tháng 6/2020 và bắt đầu giao hàng vào tháng 7. Cơ quan này cho biết những lời giới thiệu sản phẩm sẽ được đăng lên trang web “Yêu cầu mua hàng mở - Open Purchase Request” của AMS một khi sản phẩm có sẵn.

USDA cũng đang mua các sản phẩm sữa trị giá 120 triệu USD, khoai tây trị giá 50 triệu USD, gà tây trị giá 50 triệu USD, thịt gà trị giá 30 triệu USD và thịt lợn trị giá 30 triệu USD.

Sản phẩm thủy sản có thể được mua nhiều hơn nữa. USDA cho biết cơ quan này có kế hoạch mua "100% nông sản được sản xuất tại Mỹ với tổng trị giá 4,89 tỷ USD trong phần còn lại của năm nay để hỗ trợ cho ngành nông nghiệp và người dân Mỹ cần sự trợ giúp”.

Các giao dịch mua sản phẩm theo yêu cầu của ngành trong tương lai sẽ sử dụng quỹ theo điều 32, bao gồm các kế hoạch tiềm năng trong quý IV của năm tài chính 2020 và sẽ được đánh giá trên cơ sở những gì đang diễn ra.

Tổng thống Mỹ đã ủy quyền cho USDA hỗ trợ nông dân Mỹ bị ảnh hưởng bởi tình trạng khẩn cấp quốc gia này và hành động mua thực phẩm và phân phát cho những người gặp khó khăn tiếp tục thể hiện sự ủng hộ không ngừng của Chính phủ đối với người dân Mỹ trong thời điểm khó khăn chưa từng có này, ông Perdue nói. Nông dân Mỹ đã gặp khó khăn khi chuỗi cung ứng bị rối loạn do COVID-19 gây ra. USDA là cơ quan có nhiệm vụ mua những thực phẩm này và giao chúng cho những người Mỹ cần nhất.

Tiếp tục kêu gọi hỗ trợ cho ngành thủy sản Mỹ

Một số nhóm thương mại thủy sản Mỹ đang cùng các bên liên quan khác đang kêu gọi sự hỗ trợ bổ sung từ Chính phủ Mỹ cho ngành thủy sản. Tập hợp gồm 238 nhóm và những người thu hoạch đã yêu cầu Chính phủ trợ cấp bổ sung 1,5 tỷ USD với ít nhất một nửa trong số đó được phân bổ cho các hoạt động khai thác quy mô vừa và nhỏ.

Ngoài ra, một nhóm lưỡng Đảng gồm 25 Nghị sĩ Mỹ đang cố gắng để có 3 tỷ USD cứu trợ cho ngành thủy sản sẽ được đưa vào dự luật kích thích tiếp theo. Trong đó, 2 tỷ USD sẽ được Chính phủ dùng để hỗ trợ mua sản phẩm thủy sản và 1 tỷ USD sẽ được hỗ trợ thanh toán trực tiếp cho các nhà sản xuất và chế biến thủy sản.

Liên quan đến ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với các nhà hàng, khách sạn, hiện tại, nhà bán buôn hải sản ở New York, F. Rozzo & Sons đã hoạt động trở lại. Trong khi đó, theo một cuộc khảo sát với 2000 người tham gia của công ty Kantar cho thấy 33% số người được hỏi đã mua thêm thịt và thủy sản tươi sống để đối phó với đại dịch.

Legal Sea Food, một chuỗi nhà hàng thủy sản có trụ sở tại Boston, Massachusetts với 34 cơ sở đã phải đóng cửa do đại dịch COVID-19, đã ra tòa để đảm bảo rằng công ty bảo hiểm có thể bồi thường toàn bộ những thiệt hại của chuỗi nhà hàng này.

Nhóm vận động phi lợi nhuận, Pew Charitable Trust đang cho rằng đại dịch đã cho thấy sự cần thiết của nhiều người sản xuất trong việc phát triển các hệ thống giám sát điện tử hoạt động tốt hơn.

Tại Anh, Seafood Scotland đã kêu gọi các Giám đốc điều hành của các chuỗi bán lẻ siêu thị chính của mình tại Vương quốc Anh mở lại quầy thủy sản tươi sống của các chuỗi này.

Tại Đức, nhà bán buôn và phân phối hải sản All-Fish Handelsgesellschaft, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, sau khi nhắm vào thị trường dịch vụ thực phẩm vào năm 2019.

VASEP
Đăng ngày 20/05/2020
Thế giới

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:57 14/03/2025

Cá tra Việt Nam liệu có đáng bị xem là thực phẩm “kém chất lượng” ở châu Âu?

Cá tra từ lâu đã là “ngôi sao sáng” trong ngành thủy sản Việt Nam, góp phần đưa tên tuổi nước ta vươn xa trên bản đồ xuất khẩu thế giới.

Cá tra
• 10:05 10/03/2025

Hoa Kỳ: Phí bảo hiểm tăng thúc đẩy sự thay đổi của giá tôm

Thời gian gần đây, giá tôm xuất khẩu của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ các chính sách mới của Hoa Kỳ. Việc áp dụng nhiều khoản phí nhập khẩu đã đẩy chi phí tăng cao, tác động trực tiếp đến giá cả và nhu cầu tiêu thụ tôm Việt Nam tại thị trường này. Bà con nuôi tôm cần nắm rõ những thay đổi này để có hướng thích ứng phù hợp, tránh rủi ro trong xuất khẩu.

Chế biến tôm
• 09:49 26/02/2025

Ngành tôm Ecuador trước thách thức: Trung Quốc giảm nhập khẩu?

Ngành tôm Ecuador đã đạt được nhiều thành tựu nhờ vào thị trường Trung Quốc, nhưng sự phụ thuộc quá lớn vào một đối tác đang dần bộc lộ rủi ro.

Tôm thẻ
• 10:23 21/02/2025

Săn bắt lươn bằng ná trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Nghề mưu sinh hay hành vi vi phạm?

Những ngày gần đây, hiện tượng dùng ná bắn lươn, cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang gây xôn xao dư luận. Hành động này không chỉ vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả người thực hiện lẫn cộng đồng xung quanh.

Người
• 03:00 20/03/2025

Cá hồi có thể chịu được tiếng ồn ở biển không?

Thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cá hồi có khả năng phân biệt được tần số âm thanh từ 100Hz đến 1000Hz, tương đương với một bàn hòa các loại âm tần từ tiếng thúc đầu của cá voi cho đến tiếng động cơ xa xa. Điều này giúp chúng định hướng trong môi trường nước tối tăm, nơi ánh sáng không thể chiếu tới.

Cá hồi
• 03:00 20/03/2025

Bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn gắn với bảo tồn và đa dạng hệ sinh thái

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất đối với môi trường tự nhiên.

Rừng ngập mặn
• 03:00 20/03/2025

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 03:00 20/03/2025

Gấp rút chuẩn bị cho vụ nuôi thuỷ sản xuân hè 2025: Đảm bảo chất lượng, tăng cường hiệu quả

Ngành nuôi trồng thủy sản đang bước vào giai đoạn quan trọng khi các hộ nuôi đồng loạt cải tạo ao đầm, xử lý môi trường nuôi và sẵn sàng thả giống cho vụ nuôi xuân hè 2025.

Thả giống
• 03:00 20/03/2025
Some text some message..