Mỹ tìm cách loại Trung Quốc khỏi dự án nước ngọt lớn nhất thế giới

Trong chuyến thăm Israel ngày 13/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ khuyến cáo Israel không để công ty Trung Quốc xây dựng và vận hành một nhà máy biến nước biển thành nước ngọt lớn nhất thế giới.

khử mặn nước biển
Nhà máy khử mặn nước biển ở thành phố duyên hải Hadera, Israel. Ảnh: Reuters

Có nhiều điểm được hai bên đưa ra thảo luận trong chương trình nghị sự. Trong đó có một nội dung rất nhạy cảm, vì dính đến vai trò của Israel trong cuộc đối đầu đang ngày một xấu đi giữa Washington và Bắc Kinh.

Mỹ đang lo ngại công ty Hutchison sẽ thắng thầu trong dự án xây dựng nhà máy biến nước biển thành nước ngọt lớn nhất thế giới nằm ở vùng duyên hải Palmahim ở phía Nam Israel. 

Tổ hợp có tên gọi Sorek 2 có khả năng lọc ra 200 triệu m3 nước ngọt mỗi năm, nâng tổng công suất các nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt của Israel lên 786 triệu m3, tương ứng khoảng 85% nhu cầu nội địa. Dự án có tổng kinh phí 1,5 tỉ USD và người thắng thầu sẽ nắm quyền vận hành nhà máy trong 25 năm. 

Kênh truyền hình Channel 13 News của Israel đưa tin, chính quyền Mỹ đã yêu cầu Israel đánh giá lại việc cho Hutchison dự đấu thầu, ngay cả khi tập đoàn này đã tiến đến vòng xét duyệt cuối cùng. Theo nhiều nguồn tin ngoại giao, thông điệp mà Washington gửi tới Tel Aviv về nội dung này là rất rõ ràng. 

Galia Lavi, nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Á tại Đại học Tel Aviv nhận định Mỹ rất lo ngại về các bước đi mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua khoản đầu tư lớn vào các hạ tầng chiến lược và xem đây là đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Đây không phải là ý tưởng bất chợt của chính quền đương nhiệm, mà là tính toán xuyên suốt của nhiều đời tổng thống Mỹ. Ông Trump đơn giản chỉ là người đưa ra tuyên bố rõ ràng, trực diện hơn mà thôi. 

Theo Lavi, điều Mỹ quan ngại nhiều nhất chính là việc Trung Quốc có ý đồ thống trị thị trường công nghệ trong tương lai. Israel có tiếng là đi đầu trong nhiều công nghệ tiên tiến. Trung Quốc quan tâm đến việc Israel nắm trong tay những gì. 

Ông Alexander Kushner, nguyên là người đứng đầu Cơ quan quản lý nguồn nước của Israel cũng chia sẻ quan điểm tương đồng. Ông cho biết tại thời điểm đương chức, các phái đoàn Trung Quốc đã tiếp cận Israel để học hỏi về công nghệ khử mặn nước biển.

“Người Trung Quốc vẫn ở đó, săn lùng công nghệ. Tôi biết họ đang đi khắp thế giới, trong tay nắm đầy tiền, họ chỉ tìm kiếm nơi để đầu tư. Họ tìm cách sở hữu bất kỳ công nghệ nào mà tin rằng Trung Quốc sẽ cần đến trong tương lai và không lo ngại khi đổ tiền vào lĩnh vực này”, ông Kushner chia sẻ. 

Theo cựu quan chức này, Israel hiện là người đi đầu trong công nghệ chế nước biển thành nước ngọt. Đây là ngành kinh tế quan trọng bởi thiếu hụt nước ngọt sẽ trở thành vấn đề trọng yếu đối với nhiều quốc gia trên thế giới trong vài năm tới.

Có ba lý do chính gây ra thực trạng này, đó là gia tăng mức sống và chất lượng sống, dân số tăng và biến đổi khí hậu. Trung Quốc là người nhìn xa, muốn kiểm soát các phương pháp này để sẵn sàng đối phó với khủng hoảng nước ngọt.

Ông Kushner thừa nhận Israel là mục tiêu tiện lợi cho Trung Quốc. Quan hệ giữa hai nước trong vài năm gần đây ngày một thân thiết. Trung Quốc đang tham gia các dự án xây dựng cảng ở Ashdod và Haifa, cũng như xây dựng tuyến đường sắt ở Israel. Chính quyền Israel khá cởi mở tiếp nhận Trung Quốc. Đó là lý do năm ngoái Mỹ yêu cầu Israel thành lập một ủy ban đặc biệt để điều tra về đầu tư nước ngoài, với hy vọng sẽ giảm can dự của Trung Quốc trong nền kinh tế Israel. 

Mỹ còn có một mối bận tâm khác. Nhà máy xử lý nước mặn Sorek 2 nằm ngay sát căn cứ không quân Palmahime, nơi có quân Mỹ đồn trú. Nó cũng không quá xa Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Nahal Sorek. Theo tờ Theo tờ Haaretz, năm 2019, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Quốc phòng Israel Nir Ben-Moshe đã gửi thư tới Bộ Tài chính và Bộ Năng lượng, phản đối mạnh mẽ quyết định cho phép Hutchison tham gia bỏ thầu. Nhưng cuối cùng Hutchison vẫn được chọn. 

Theo Lavi, với dự án Sorek 2, Mỹ xem đây là bài kiểm tra để đánh giá xem liệu Israel có thực sự điều tra về vốn đầu tư của Trung Quốc hay không. Năm 2015, Mỹ đã thua trong cuộc bỏ thầu xây dựng cảng Haifa, dự án cuối cùng rơi vào tay đối tác Trung Quốc. Điểm khác hiện nay là Sorek 2 vẫn chưa được ký kết và Washington vẫn có hy vọng có thể tác động Israel.

Báo Tin Tức
Đăng ngày 13/05/2020
Hoài Thanh
Thế giới

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 12:03 14/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 12:03 14/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 12:03 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 12:03 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 12:03 14/11/2024
Some text some message..