Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản tăng mua thủy sản Việt Nam

Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc tăng tốc mua thủy sản từ Việt Nam, giúp xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm 2021 tăng tới 6,1%. Giá tôm cũng được cải thiện trong bối cảnh nguồn cung hạn chế.

Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm 2021 đạt kết quả khả quan. Ảnh: I.T
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm 2021 đạt kết quả khả quan. Ảnh: I.T

Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản tăng mua, xuất khẩu thủy sản lấy lại phong độ

Theo thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 4/2021 ước đạt 650 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm 2021 đạt 2,39 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2020. 

Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021, chiếm 57,2% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. 

Cụ thể, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong quý I/2020 đạt 335,06 triệu USD, chiếm 19,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo số liệu mới nhất của Cục Nghề cá biển Mỹ (NMFS), chỉ tính riêng trong tháng 2/2021, Mỹ đã nhập khẩu 8.510 tấn phile cá tra đông lạnh trị giá 21,4 triệu USD, giá trung bình nhập khẩu của cá tra phile đông lạnh ở mức 2,51 USD/kg, tăng 2,44% so với tháng 1/2021.

Trong tháng 2/2021, Mỹ cũng nhập khẩu 52.902 tấn tôm trị giá 450,8 triệu USD.

Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản quý I/2020 đạt 307,12 triệu USD, tính riêng tháng 3/2021 đạt 125,12 triệu USD, tăng 79,5% so với tháng 2/2021.

 Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc quý I/2021 đạt 161,58 triệu USD, chiếm 9,31% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong quý này, tăng tới 15,09% so với quý I/2020.

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hàn Quốc quý I/2021 đạt 161,28 triệu USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. 

Giá tôm, giá cá tra cải thiện nhờ xuất khẩu thủy sản tăng tốc

Sự bứt phá ở những thị trường xuất khẩu thủy sản chính là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã giúp giá cá tra, giá tôm ở nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long khởi sắc.  

Theo đó, các doanh nghiệp lớn tiếp tục tìm mua cá tra size 900g-1kg với giá dao động 21.000- 21.500 đồng/kg. Giá cá giống mẫu 30 con/kg quanh mức 22.000-24.000 đ/kg. 

 Thị trường tôm nguyên liệu Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng nhích nhẹ do nguồn cung tăng chậm. 


Xuất khẩu thủy sản tăng tốc, trong đó có mặt hàng tôm, giá tôm nguyên liệu ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng. Ảnh: I.T

Tại Bạc Liêu, giá tôm sú ướp đá cỡ 20 con/kg hiện ở mức 270.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng trước, cỡ 30 con/kg tăng 10.000 đồng/kg đạt 200.000 đồng/kg, cỡ 40 con/kg tăng 30.000 đồng/kg lên 160.000 đồng/kg. 

Giá tôm thẻ ướp đá cỡ 60 con/kg tăng 8.000 đồng/kg so với cuối tháng trước, lên 123.000 đồng/kg; cỡ 70 con/kg tăng 6.000 đồng/kg lên 116.000 đồng/kg, cỡ 100 con/kg tăng 3.000 đồng/kg lên 93.000 đồng/kg. 

Xuất khẩu thủy sản ở nhiều nước giảm sút tạo cơ hội cho Việt Nam

Theo nhận định của Cục Chế biến và Phát triển thị trường thủy sản, xuất khẩu thủy sản thời gian tới có thể bứt phá nhờ những tín hiệu khả quan từ thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là thị trường EU, Canada.

Đơn cử như tại thị trường Đức, hiện mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người năm 2020 của Đức là gần 14kg/người/năm. 

Ngày càng nhiều người dân Đức cảm thấy việc tiêu thụ thuỷ sản rất có lợi cho sức khoẻ và lựa chọn tiêu dùng thuỷ sản cũng tiện dụng không kém các sản phẩm thịt khác. 

Hơn nữa, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020 tạo ra nhiều lợi thế với sản phẩm thuỷ sản chính của Việt Nam xuất khẩu tới Đức.

"Chính vì thế, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới Đức trong thời gian tới sẽ tăng mạnh" - Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo.

Đối với thị trường Hàn Quốc, Việt Nam vẫn được hưởng thuế suất nhập khẩu vào Hàn Quốc là 0% đối với các sản phẩm bạch tuộc tươi/sống và đông lạnh (HS030751 và HS030759) và đây cũng là sản phẩm bán được nhiều nhất vào thị trường này. 

Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu bạch tuộc của Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu với 2 sản phẩm trên để tăng kim ngạch xuất khẩu bạch tuộc hơn nữa sang Hàn Quốc. 

Ngoài ra, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo, trong thời gian tới, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Canada sẽ tăng trưởng tốt do thủy sản Việt Nam đã đáp ứng được các yêu cầu của Canada. 

Trong đó, tôm là mặt hàng chủ lực sang thị trường này sẽ tăng hơn nữa do nhu cầutiêu thụ tôm tại Canada tăng. Canada được coi là cửa ngõ vào thị trường toàn cầu nhờ khả năng tiếp cận thị trường ưu tiên thông qua các hiệp định thương mại với 51 quốc gia. 

Trong đó, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam cần tận dụng tốt Hiệp định CPTPP vì các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường này như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia đều không tham gia Hiệp định.

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn cho sản xuất tôm của Ecuador, Ấn Độ; thêm nữa các chuỗi giá trị của các nước "đối thủ" cạnh tranh với Việt Nam bị đứt gãy. Đây là thời cơ lớn. 

"Khi FTA với các nước được mở ra, nước xuất khẩu cạnh tranh với Việt Nam giảm sút thì đó chính là cơ hội của Việt Nam" -Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Dân Việt
Đăng ngày 11/05/2021
Khánh Nguyên
Kinh tế

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 09:56 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 10:37 13/01/2025

Xuất khẩu tôm Ecuador gặp khó khăn: Dự báo đầy thách thức cho năm 2025

Ngành xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ecuador, không chỉ cung cấp nguồn thu ngoại tệ lớn mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Tôm
• 08:00 11/01/2025

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 19:48 15/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 19:48 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 19:48 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 19:48 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 19:48 15/01/2025
Some text some message..