Năm 2012: Cá tra không tới đích

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, giá trị XK cá tra Việt Nam năm 2012 đạt 1,744 tỷ USD, giảm 3,4% so với năm trước. Mặc dù mức giảm không nhiều nhưng đây là năm đầu tiên kể từ 2009 đến nay, giá trị XK cá tra giảm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu do nhu cầu cá tra của 2 thị trường NK trọng điểm và truyền thống là EU và Mỹ không đạt được như mong muốn của DN, dẫn đến tổng giá trị XK cá tra năm 2012 đến các thị trường trên thế giới thấp hơn so với năm 2011, thậm chí không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đồng thời cũng có cả những nguyên nhân về khó khăn nội tại của ngành sản xuất, chế biến và XK cá tra.

Mặc dù không về tới đích nhưng XK cá tra trong năm qua tiếp tục đem về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước và vẫn duy trì vị thế của một mặt hàng chiến lược trong cơ cấu sản phẩm thủy sản XK của Việt Nam. Năm 2012, mặt hàng cá tra vẫn chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong số các sản phẩm thủy sản XK chủ lực của Việt Nam, đạt 28,4%.  Trong năm qua, cá tra Việt Nam đã được XK sang 142 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng so với 136 quốc gia và vùng lãnh thổ của năm 2011.

Nhìn vào 2 thị trường chính NK cá tra của Việt Nam, có thể thấy nếu như năm 2011, giá trị XK cá tra sang 2 thị trường EU và Mỹ chiếm 47,5% tổng giá trị XK cá tra cả nước nhưng sang năm 2012, tỷ lệ này giảm còn 45%.

XK cá tra Việt Nam sang EU năm qua đạt 425,8 triệu USD, giảm 19,1% về giá trị so với năm 2011. Không riêng XK cá tra mà XK một số loài cá thịt trắng và cá rô phi từ các nước khác vào Châu Âu cũng giảm nhiều trong năm này.

XK cá tra sang Mỹ năm 2012 đạt 358,8 triệu USD, tăng 8,2% về giá trị so với năm 2011. Trong 8 tháng đầu năm, XK cá tra sang Mỹ đều tăng trưởng trên hai con số nhưng đến 4 tháng cuối năm lại giảm mạnh. Tiêu thụ cá tra trên thị trường Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu “nóng lên” trong khi lượng dự trữ cá tra của thị trường này còn rất nhiều.

Ngoài 2 thị trường trọng điểm và truyền thống là EU và Mỹ, trong năm 2012, cá tra Việt Nam đã xâm nhập sâu hơn vào nhiều thị trường khác ở các châu lục.

Trung Quốc (cả Hồng Kông) và Ai Cập là 2 trong số 10 thị trường lớn nhất NK cá tra của Việt Nam đạt mức tăng trưởng trên 2 con số trong năm qua. Giá trị XK cá tra sang Trung Quốc và Hồng Kông tăng 31,5% so với năm 2011, đạt 72,9 triệu USD và XK sang Ai Cập tăng 29,1%, đạt 48,7 triệu USD.

Bên cạnh đó, tuy Mexico, Brazil, Colombia và Australia vẫn là những thị trường tiềm năng về NK cá tra từ nhiều năm nay nhưng trong năm 2012, giá trị XK cá tra của Việt Nam sang 4 thị trường này lại giảm nhẹ.

Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2013 XK cá tra sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do cả DN và người nuôi cá tra vẫn tiếp tục thiếu vốn trong khi 2 thị trường NK chính có sức tiếp nhận tốt là Châu Âu và Mỹ vẫn chưa hồi phục. Nền kinh tế tại nhiều nước Châu Âu vẫn đang tiếp diễn bất ổn và khó có thể “lại sức” trong thời gian ngắn và trung hạn, vì vậy dự báo nhu cầu tiêu thụ và NK cá tra vào thị trường này năm nay sẽ không thật sự khả quan. Thị trường Mỹ cũng đang “đóng băng” vì lượng hàng dự trữ năm qua còn nhiều. Các thị trường tiềm năng như Mexico, Brazil… cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ một số loài cá thịt trắng khai thác và cá rô phi từ các nguồn cung cấp khác.

vasep.com.vn
Đăng ngày 31/01/2013
Ngọc Thủy
Kinh tế

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 19:29 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 19:29 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 19:29 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 19:29 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 19:29 16/11/2024
Some text some message..