Năm 2017 được mùa cá, tôm

Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2017 đạt 3.833 ngàn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2017 tăng 18% so với cùng kỳ năm 2016.

Năm 2017 được mùa cá, tôm
Nuôi trồng thủy sản năm 2017 đạt kết quả khả quan cả ở nuôi tôm và cá

Cụ thể, đối với cá tra, năm 2017 được xem là năm trở lại của con cá tra. Giá cá tra thương phẩm tăng từ đầu năm và hiện đang ở mức 25.000 – 27.000 đồng/kg (với mức giá này người nuôi lãi từ 4.000 – 6.000 đồng/kg). Để đạt được kết quả này, Bộ NN&PTNT cho hay, trong thời gian trước, người nuôi liên tục phải trải qua các giải đoạn bấp bênh của thị trường tiêu thụ nên có nhiều kinh nghiệm thả nuôi. Diện tích nuôi cá tra của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long năm 2017 đạt 6.078 ha, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng thu hoạch tháng 12 đạt 1.252 ngàn tấn, tăng 5,4%. Trong đó, các tỉnh có diện tích nuôi lớn đạt sản lượng cá tra tăng mạnh là Đồng Tháp với sản lượng 466,3 ngàn tấn, tăng 6% so với cùng kỳ, An Giang với sản lượng 261,6 ngàn tấn, tăng 5,9% và Cần Thơ với sản lượng đạt 174,2 ngàn tấn, tăng 6,4%.

Cũng theo Bộ NN&PTNT, giá cá tra nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 12/2017 tiếp tục vững giá ở mức cao, dao động ở mức 27.000 – 29.000 đồng/kg tùy theo chất lượng cá, kích cỡ và phương thức thanh toán. Đây là lần đầu tiên giá cá tra ở mức cao như vậy trong tháng cuối năm bởi thông thường, thời điểm này giá cá tra sẽ xuống thấp, do doanh nghiệp đã hoàn tấn các hợp đồng đã ký. Nguồn nguyên liệu cá tra tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu, sản lượng nuôi giảm, chất lượng cá gống không cao. Hiện, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cuối năm.

Đối với mặt hàng tôm, sản lượng thu hoạch tôm nước lợ cả năm 2017 ước đạt 701 ngàn tấn, tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2016 (tăng 8,9%). Các hộ nuôi trồng thủy sản hiện đang triển khai thực hiện việc gia cố, nạo vét, vệ sinh cải tạo ao đầm để chuẩn bị thả giống nuôi trồng vụ 1 năm 2018 khi điều kiện thích hợp. Giá tôm thương phẩm dao động như sau: Tôm thẻ chân trắng cỡ 60 – 70 con/kg giá từ 120.000 – 130.000 đồng/kg; cỡ 100 – 110 con/kg giá từ 105.000 – 110.000 đồng/kg. Tôm sú cỡ 40 – 50 con/kg, giá từ 210.000 – 220.000 đồng/kg; cỡ 70 – 80 con/kg giá từ 130.000 – 140.000 đồng/kg.

Diện tích và sản lượng nuôi tôm nước lợ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh. Cụ thể, diện tích nuôi tôm sú năm 2017 đạt 595,8 ngàn ha, tăng 1,3% với sản lượng thu hoạch 270,5 ngàn tấn tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích 110,1 ngàn ha tăng 10,1% và sản lượng thu hoạch đạt 430,5 ngàn tấn, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Bộ NN&PTNT cho biết, giá tôm nguyên liệu trong tháng 12/2017 có xu hướng ổn định đến giảm nhẹ ở một số kích cỡ kể từ cuối tháng 11 do nguồn cung ổn định và nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn như EU và Mỹ giảm sau khi đã gần như hoàn tất các đơn hàng cuối năm. Tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, giá tôm sú loại 20 con/kg được các thương lái và nhà máy thu mua với giá khoảng 240.000 – 245.000 đồng/kg, cỡ 30 và 40 con/kg ở mức giá 140.000 – 190.000 đồng/kg; giá tôm thẻ ướp đã cỡ 50 – 60 con/kg dao động 120.000 – 128.000 đồng/kg.

Cũng theo Bộ NN&PTNT, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 12 năm 2017 ước đạt 714 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu thủy sản năm 2017 ước đạt 8,32 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2016. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2017, chiếm 55,3% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong 11 tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Trung Quốc (64,4%), Hà Lan (48,6%), Anh (36,4%), Hàn Quốc (29,1%), Canada (22,3%) và Nhật Bản (20%).

Bộ NN&PTNT đánh giá, năm 2017 được đánh giá là năm có thắng lợi đối với người nuôi cá tra tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm nay, giá cá tra luôn duy trì ở mức cao và cuối năm giá lại tăng, tuy nhiên, do thời tiết diễn biến thất thường, cá nuôi bị hao hụt lớn, thời gian nuôi kéo dài nên sản lượng cá nuôi không đạt như yêu cầu, không đủ cung ứng cho các nhà máy sản xuất chế biến. Đối với mặt hàng tôm, đây là năm thuận lợi đối với người nuôi tôm về cả sản lượng và giá. Sức tiêu thụ ở một số thị trường chính duy trì ổn định cũng giúp việc tiêu thụ nguyên liệu khả quan. Những tháng đầu năm và cuối năm, giá nguyên liệu tăng cao do thị trường xuất khẩu hút hàng khiến người nuôi tôm rất phấn khởi.

Công Thương
Đăng ngày 28/12/2017
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:18 13/06/2025

Cá ngừ Việt Nam tìm 'chìa khóa' vào thị trường 100 triệu dân Ai Cập

Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ và EU gặp nhiều biến động, Ai Cập – quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai tại châu Phi – đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng mới cho ngành thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, cá ngừ đóng hộp – mặt hàng xuất khẩu chủ lực – đang được xem là “chìa khóa” để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường gần 100 triệu dân này.

Cá ngừ
• 09:55 12/06/2025

Tăng trưởng ấn tượng: Ngành chả cá và surimi Việt Nam thu về hơn 100 triệu USD

Trong những năm gần đây, ngành chả cá và surimi (mứt cá – cá nghiền tăng cường mùi vị) của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế mạnh trên thị trường quốc tế. Theo VASEP, từ năm 2021 đến nay, kim ngạch xuất khẩu surimi dao động trong khoảng 300 – 420 triệu USD mỗi năm, đóng góp khoảng 4–5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Surimi
• 09:44 10/06/2025

Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong thủy sản: Hướng đi tất yếu cho phát triển bền vững

Trước những thách thức ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và yêu cầu cao từ thị trường tiêu dùng, ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước nhu cầu cấp thiết phải chuyển đổi mô hình sản xuất. Trong đó, kinh tế tuần hoàn được xem là giải pháp then chốt giúp ngành phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu phát thải.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:26 05/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 22:06 14/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 22:06 14/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 22:06 14/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 22:06 14/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 22:06 14/06/2025
Some text some message..