Nam Định: 'Thay da đổi thịt' nhờ nuôi cá vùng ven đê

với chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất cho phù hợp của các địa phương, những vùng đất này đã “thay da đổi thịt” với những khu nuôi thủy sản đan xen trong vườn cây trái xanh mướt, những ao cá vuông vắn, rộng rãi, kiên cố, cá quẫy lao xao…

Nam Định: 'Thay da đổi thịt' nhờ nuôi cá vùng ven đê
Ao nuôi cá ven đê sông Đáy của hộ anh Tạ Văn Hoàn, xóm Tự Do, xã Yên Chính (Ý Yên).

Nuôi thủy sản ở vùng ven đê, người nuôi không những tận dụng được diện tích đất bãi ven sông rộng rãi mà còn có lợi thế về nguồn nước dồi dào nên nước tại các ao nuôi được trao đổi thường xuyên, sạch, không bị ô nhiễm, hạn chế rủi ro bị dịch bệnh. Chính vì vậy nghề nuôi thủy sản vùng ven sông trong nhiều năm trở lại đây phát triển ổn định, mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho người dân.

Xã Trực Chính (Trực Ninh) có trên 50 hộ nuôi thủy sản vùng ven đê. Trước kia, người dân trong xã chủ yếu chỉ trồng dâu nuôi tằm ở vùng ven sông Ninh Cơ. Khi nghề dâu tằm khó khăn, địa phương có chủ trương chuyển đổi sản xuất, người dân đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư cải tạo ruộng dâu sang nuôi thủy sản. Bằng sự chăm chỉ, cần mẫn, không ngại khó khăn, vất vả, đời sống của những hộ nuôi thủy sản vùng ven sông trên địa bàn xã Trực Chính ngày càng ổn định và khấm khá.

Tiêu biểu như gia đình các ông: Mai Văn Nghiêm, Mai Văn Chiến, Nguyễn Tuấn Long… có diện tích lên tới 6-7 mẫu ao nuôi các loại cá nước ngọt truyền thống cho thu nhập trung bình mỗi năm lên tới 600-700 triệu đồng; thị trường đầu ra khá ổn định, chủ yếu các thương lái đến thu mua tại ao.

Ngoài nuôi cá, vì có nguồn nước tưới tiêu thuận lợi nên người dân còn có thể tận dụng diện tích xung quanh ao để trồng cây ăn quả, cây rau màu. Huyện Ý Yên có khoảng 1.000ha diện tích đất bãi ven sông Đào, sông Đáy, là điều kiện tự nhiên thích hợp để nông dân phát triển nuôi thủy sản.

Các đối tượng nuôi chính là các loại cá truyền thống như trắm, chép, trôi, mè và một số đối tượng nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao như cá diêu hồng, trắm đen, rô đồng… Xã Yên Chính là một trong những xã có vùng nuôi thủy sản ven đê đạt hiệu quả cao với khoảng 100 hộ nuôi.

Gia đình anh Tạ Văn Hoàn, xóm Tự Do có 5 mẫu ao nuôi cá nước ngọt. Mỗi năm, gia đình anh thu hoạch được 8 tấn cá với lãi suất lên đến hàng trăm triệu đồng. Anh Hoàn cho biết: “Trước kia vùng đất này chỉ cấy lúa, hiệu quả kinh tế thấp, dù cố gắng chăm bón cách nào cũng chỉ thu được từ 1-2 tạ thóc/sào. Nhiều năm trở lại đây, nhờ chủ trương đổi mới sản xuất, người dân chúng tôi có cơ hội khai thác lợi thế của vùng đất bãi ven sông để phát triển nuôi cá truyền thống. Nuôi cá ở vùng ven đê ít bị dịch bệnh hơn hẳn so với những vùng nội đồng khác vì nguồn nước luôn dồi dào và sạch. Sau cơn bão số 10 vừa qua, tôi tích cực xử lý nguồn nước, liên tục bơm nước trong ao ra rồi lấy nước từ sông vào thau rửa cho đến khi thấy nguồn nước trong ao nuôi sạch. Vì vậy đàn cá của tôi hiện rất khỏe mạnh”.

Còn ở huyện Mỹ Lộc, ngoài nuôi cá trong ao tại các xã Mỹ Hà, Mỹ Thắng… thì người dân xã Mỹ Tân còn tận dụng nguồn nước sông Hồng để nuôi cá lồng đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhờ có dòng nước lưu thông trên sông nên người nuôi cá lồng không phải lo lượng thức ăn thừa, phân cá lưu trữ trong lồng gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa lợi thế dòng nước sông liên thông liên tục còn cung cấp đủ lượng ô-xy cho cá khi nuôi với mật độ cao.

Báo Nam Định
Đăng ngày 04/10/2017
Bài & ảnh: Thanh Hoa
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 00:51 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 00:51 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 00:51 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 00:51 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 00:51 29/11/2024
Some text some message..