Nấm men hỗ trợ miễn dịch trên tôm

Các nhà nghiên cứu khuyến nghị bổ sung nấm men Pichia guilliermondii vào các khẩu phần ăn của Tôm thẻ chân trắng để tăng miễn dịch cho tôm và nâng cao năng suất nuôi.

Tôm thẻ chân trắng. Ảnh: agri.vn
Tôm thẻ chân trắng. Ảnh: agri.vn

Tiềm năng trên Tôm thẻ chân trắng

Nhiều loại nấm men và chiết xuất của chúng được sử dụng làm thành phần thức ăn thủy sản nhờ giá trị dinh dưỡng cao và hoạt chất sinh học. Nấm men bánh mỳ Saccharomyces cerevisiae được sử dụng phổ biến nhất trong ngành thức ăn chăn nuôi. Trong khi đó, Pichia guilliermondii là một nấm men khá mới với hình thái học và cấu trúc độc đáo nhưng có nhiều tác dụng cho Tôm thẻ chân trắng, nhất là cải thiện miễn dịch.

Sự khác biệt về hình thái và đặc điểm vật lý của nấm men P.guilliermondiiS.cerevisiae đã được đánh giá trong nghiên cứu của Peisker và cộng sự vào năm 2017. Sự khác biệt lớn nhất là tế nào nấm men P.guilliermondii nhỏ hơn và kỵ nước hơn so với S.cerevisiae.

Ngoài ra, sự phân bố của glycoproteins trong thành tế bào của hai loại nấm men khác nhau cho thấy P.guilliermondii có cấu trúc và thành phần vách tế bào khác S.cerevisiae. Hoạt động của hai nấm men này trong thức ăn thủy sản cũng khác biệt nhau.

Tôm thẻ chân trắngTôm thẻ chân trắng được miễn dịch. Ảnh: thuysanvietnam.com

Hỗ trợ miễn dịch và cải thiện hiệu suất nuôi

Lợi ích của nấm men P.guilliermondii tới các thông số liên quan đến miễn dịch và hiệu suất đã được ghi nhận trong một số nghiên cứu.

Miễn dịch

Nghiên cứu ban đầu được thực hiện tại Thái Lan nhằm đánh giá những thay đổi thông số miễn dịch quan trọng ở tôm trước và sau thử thách với virus Vibrio harveyi khi tôm được cho ăn hoặc không cho ăn bổ sung P.guilliermondii. Cuối giai đoạn thử nghiệm 28 ngày, lấy mẫu tôm ở nhóm bổ sung P.guilliermondii và nhóm đối chứng để kiểm tra tế bào máu. Sau đó, gây nhiễm virus V.harveyi và sau 3 giờ tiếp tục tiến hành đo số lượng tế bào V.harveyi còn lại trong huyết tương của mỗi nhóm tôm để đánh giá hiệu quả của việc loại bỏ vi khuẩn.

Tổng số bạch cầu được sử dụng như chỉ số thông báo tình trạng sức khỏe tổng thể của tôm, còn các tế bào bạch cầu hạt có chứa các yếu tố bảo vệ vật nuôi trước sự xâm nhập của mầm bệnh. Trong khi tổng số bạch cầu ở hai nhóm tôm không thay đổi, thì số lượng bạch cầu hạt của nhóm tôm ăn bổ sung P.guilliermondii tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy khả năng miễn dịch hiệu quả trước mầm bệnh. Nhóm tôm ăn bổ sung P.guilliermondii có tỷ lệ bạch cầu hạt cao hơn và số lượng virus V.harveyi còn lại trong tế bào máu cũng thấp hơn đáng kể sau 3 giờ thử thách với mầm bệnh.

Cải thiện tỷ lệ sống

Nhóm chuyên gia cũng thực hiện thêm 2 nghiên cứu để đánh giá tác động của P.guilliermondii khi được bổ sung vào thức ăn cho nhóm tôm bị gây nhiễm virus đốm trắng (WSSV) và Vibrio parahaemolyticus, tác nhân gây bệnh tôm chết sớm EMS hay hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND).

Cả hai nghiên cứu đều diễn ra trong phòng thí nghiệm tại Peru và có thiết kế tương tự nhau với 3 nhóm thử nghiệm gồm: nhóm đối chứng không bị gây nhiễm virus và được cho ăn khẩu phần cơ bản không bổ sung P.guilliermondii; hai nhóm còn lại đều bị gây nhiễm virus, nhưng chỉ có một nhóm được cho ăn bổ sung P.guilliermondii. Ở cả hai nghiên cứu, nhóm tôm khỏe mạnh và được ăn bổ sung P.guilliermondii có tỷ lệ sống cao hơn các nhóm còn lại.

Tăng trưởng tốt hơn

Hiệu suất tăng trưởng của nhóm tôm bổ sung P.guilliermondii trong điều kiện không chứa virus lây nhiễm đã được đánh giá tại cơ sở nghiên cứu của ADM Việt Nam. Ở mỗi thử nghiệm, lặp lại 8 lần cho mỗi nhóm tôm bằng chế độ ăn đối chứng cơ bản hoăc chế độ cơ bản bổ sung 0,1% P.guilliermondii. Tăng trọng trung bình của tôm bổ sung P.guilliermondii từ khi bắt đầu và kết thúc nghiên cứu đã tăng đáng kể, lần lượt là 9% và 10% so với nhóm đối chứng.

Với cấu trúc đặc biệt, nấm men P.guilliermondii đã tăng đáng kể miễn dịch của tôm. Đây có thể là giải pháp dinh dưỡng tự nhiên giúp người nuôi tôm đạt hiệu quả chi phí sản xuất trước các thách thức dịch bệnh mà vẫn đảm bảo năng suất.

Thủy sản Việt Nam
Đăng ngày 01/11/2022
Mi Lan - Theo Allaboutfeed
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 15:54 21/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 15:54 21/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 15:54 21/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 15:54 21/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 15:54 21/11/2024
Some text some message..