Nặng nỗi lo độc tố trong cá

Theo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, nước biển các tỉnh miền Trung có thể đạt quy chuẩn để tắm nhưng chưa chắc thủy, hải sản ở đó đã an toàn để sử dụng

tàu cá
Cá được người dân Hà Tĩnh đánh bắt về chỉ bán được với giá rẻẢnh: Đức Ngọc

Bị tác động bởi nguồn chất thải của Formosa, nhiều mẫu cá ở miền Trung đã tồn dư xyanua và phenol. Đây đều là hóa chất độc, nếu nuốt phải hoặc tiếp xúc với liều lượng nhất định có thể gây chết người.

Xyanua là chất cực độc!

Theo các chuyên gia hóa học, xyanua là hóa chất được sử dụng trong sản xuất sắt, thép, công nghiệp hóa chất, xử lý nước thải... Phân tích nguy cơ từ việc ăn cá nhiễm xyanua, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết đây là chất cực độc, rất nguy hiểm nếu ăn vào. Chất này tác động rất mạnh đến hệ hô hấp và hệ thần kinh, gây nhiễm độc cấp tính. Trong thực phẩm, xyanua tự nhiên có nhiều trong củ sắn, măng, một ít trong dứa… Trên thực tế, nhiều người ăn sắn đã chết vì chất xyanua.

Nghiên cứu lâm sàng ghi nhận nếu chỉ nhiễm lượng xyanua rất nhỏ thì sẽ không gây ngộ độc bởi chất này khi đi vào cơ thể sinh vật sẽ biến đổi thành CO2 và được đào thải ra ngoài trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, khi vào cơ thể với hàm lượng lớn, xyanua sẽ lấy hết ôxy, gây ra hiện tượng ngạt thở, ngăn chặn chuyển hóa năng lượng, gây buồn nôn, mệt mỏi, co giật và có thể dẫn tới tử vong.

Theo PGS Thịnh, chỉ cần khoảng 50-200 mg xyanua xâm nhập qua đường miệng đã có thể làm chết một người khỏe mạnh. “Đương nhiên, chất độc ở biển sẽ tan dần theo nước, giống như mọi vết nhơ đều có thể trôi đi theo thời gian. Nhưng cá và các loại hải sản đâu có dán mác “gần bờ” hay “xa bờ”, do đó khuyến cáo người dân chỉ dùng hải sản đánh bắt xa bờ là đánh đố người dân” - ông Thịnh băn khoăn.

Theo Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ, hàm lượng xyanua cho phép tối đa trong môi trường là 0,01 mg/lít.

Trong khi đó, chất phenol cũng được khẳng định là rất độc với con người và sinh vật bởi gây ra nhiều tác hại cho da, đường hô hấp, hệ tiêu hóa, mắt. Giới chuyên môn cho biết phenol là hóa chất dùng trong công nghiệp, có nhiều độc tính nguy hại đến sức khỏe con người nên không được phép hiện diện trong thực phẩm. Do vậy, hoàn toàn không có tiêu chuẩn quy định mức độ hay hàm lượng phenol trong thực phẩm. Theo Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ, hàm lượng phenol cho phép tối đa trong môi trường là 0,03 mg/lít.

Đã 4 lần mời đại diện quốc tế

Trả lời câu hỏi ngưỡng an toàn đối với sức khỏe người sử dụng về hai chất xyanua và phenol là bao nhiêu, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, cho biết phenol và xyanua không phải là chất nằm trong quy định xét nghiệm an toàn thực phẩm. Bộ Y tế chỉ kiểm tra hàm lượng các chất được quy định trong thực phẩm như hàm lượng kim loại nặng. Với những chỉ tiêu khác như phenol hay xyanua, bộ chỉ phối hợp với bên môi trường để thực hiện nhằm làm quan trắc về môi trường biển.

Theo ông Phong, hiện trên thế giới cũng chưa có quy định chỉ tiêu về ngưỡng của hai chất này trong thủy, hải sản. Đối với sản phẩm thủy, hải sản, các chỉ tiêu kim loại nặng phải kiểm nghiệm là: thủy ngân, chì, cadimi, asen, thiếc.

“Bộ Y tế đã 4 lần mời đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Lương thực thế giới (FAO)... và họ đều khẳng định chưa có quy định nào về hàm lượng các chất này có trong thực phẩm. Đã không có quy định trong thực phẩm thì cũng chưa thể khẳng định có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không hoặc ở ngưỡng nào thì ảnh hưởng” - ông Phong lập luận.

Theo kết quả xét nghiệm được Viện An toàn vệ sinh thực phẩm công bố ngày 22-8 vừa qua với 9 mẫu cá do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Tĩnh lấy mẫu, nhiều mẫu nhiễm các chất độc nằm ngoài danh mục chỉ tiêu kim loại nặng. Trong các mẫu cá lấy từ vùng biển Gò cá Cẩm Nhượng, chợ Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), 5 mẫu có xyanua và 3 mẫu có phenol.

Nên chờ kết quả xét nghiệm

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Bộ Y tế đang chỉ đạo Chi cục An toàn thực phẩm các địa phương tiếp tục lấy mẫu cá cả ngoài khơi và gần bờ để xét nghiệm. Để có câu trả lời rõ ràng về chất lượng cá tại các vùng biển này, cần phải lấy mẫu diện rộng ở nhiều vùng biển khác nhau. Dự kiến đến đầu tháng 9-2016, Bộ Y tế sẽ công bố kết quả ban đầu. Ông Phong khuyến cáo người dân đánh bắt cá ở vùng biển chưa khắc phục xong sự số môi trường nên trữ cá đông lạnh, chờ kết quả xét nghiệm.

Ông Phong cho rằng đã là vùng biển có sự cố và chưa được khắc phục thì thủy, hải sản đánh bắt ở đó không an toàn đối với sức khỏe người sử dụng. “Nước biển có thể đạt quy chuẩn để tắm nhưng chưa chắc thủy, hải sản trong vùng biển đó đã an toàn để sử dụng. Do đó, hải sản đánh bắt ở các vùng biển có sự cố môi trường cũng không nên sử dụng” - ông nhìn nhận.

Trước thông tin về kết quả xét nghiệm cá tại các vùng biển có cá chết là không thống nhất, ông Phong cho rằng kết quả xét nghiệm có sự khác nhau là do mẫu lấy ở từng thời điểm, từng vùng biển khác nhau, cả ở vùng ngoài khơi, xa bờ lẫn gần bờ.

Người Lao Động, 25/08/2016
Đăng ngày 27/08/2016
Ngọc Dung
Ẩm thực

Tép hòa vị Tết 2025: Khô cá kèo món mồi bén dễ làm, nhâm nhi ngày tết vui

một trong những món ngon từ thủy hải sản, vừa dễ chế biến lại hợp khẩu vị với nhiều người. Tốt nhất, khô cá kèo là "bạn đồng hành" đắc lựa trong những buổi tập hợp gia đình, bàn nhậu với bạn bè hay những phút thư giãn bên các chén bia, ly rượu.

Khô cá kèo
• 09:00 18/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Làng Vũ Đại đỏ lửa kho cá tiền triệu ngày giáp tết

Mỗi khi xuân về, khi các làng quê khác tấp nập chuẩn bị gói bánh chưng, bánh tát, làng Vũ Đại (Hà Nam) lại bận rộn với các niêu cá kho nghi ngút khói. Những ngày cuối năm, cả làng như đạp nhịịt, đỏ lửa cả ngày lẫn đêm để kịp giao những niêu cá trọn vẹn cho khách hàng trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Cá kho làng Vũ Đại
• 09:00 12/01/2025

Lý giải vì sao “đầu cá” lại trở thành hàng hot cho các cửa hàng quán lẩu

Trong ẩm thực Việt Nam, lẩu từ lâu đã là món ăn quen thuộc, gắn liền với những bữa tiệc gia đình hay buổi họp mặt bạn bè. Điểm đặc biệt khiến món lẩu thêm phần độc đáo chính là sự góp mặt của nguyên liệu đầu cá. Từ các quán ăn bình dân đến nhà hàng sang trọng, đầu cá đã vươn lên trở thành một trong những nguyên liệu được săn đón hàng đầu, đặc biệt là trong các món lẩu. Nhưng tại sao món ăn này lại được ưa chuộng đến vậy? Hãy cùng khám phá những lý do vì sao “đầu cá” lại trở thành hàng hot cho các cửa hàng quán lẩu.

Đầu cá hồi
• 10:13 07/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa và truyền thống của tôm khô trong mâm cơm ngày Tết Việt Nam

Tôm khô là một món ăn dân dã nhưng mang đậm bản sắc văn hóa và giá trị truyền thống trong ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là trong mâm cơm ngày Tết. Đây không chỉ là một nguyên liệu chế biến phong phú mà còn là biểu tượng gắn kết tinh thần gia đình và cộng đồng qua từng bữa ăn.

Tôm khô
• 09:00 05/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 20:02 18/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 20:02 18/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 20:02 18/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 20:02 18/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 20:02 18/01/2025
Some text some message..