Nắng nóng, nuôi tôm khó khăn từ đầu vụ

Người nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Chí Công (Tuy Phong) đang đối mặt với khó khăn khi từ đầu năm đến nay tôm bị bệnh đỏ thân gây thiệt hại, nhất là hiện nay tôm rớt giá người nuôi thêm lo lắng…

Nắng nóng, nuôi tôm khó khăn từ đầu vụ
Anh Mới chăm sóc ao tôm thả vụ mới.

Theo cán bộ khuyến nông xã Chí Công cho biết, trước đây tại xã nghề nuôi tôm giúp nông dân đổi đời chỉ sau 1 vụ nuôi. Có nhiều người ở các tỉnh, thành khác đến Chí Công thuê cả mấy chục ha đất nuôi tôm. Sau đó môi trường nuôi ngày càng khó khăn nên diện tích nuôi tôm ở xã đang dần thu hẹp.

Có mặt tại vùng đìa chuyên canh tôm thẻ chân trắng ở Chí Công không khí có vẻ trầm lắng hơn mọi năm, nhiều đìa tôm trơ đáy, bỏ hoang, có hồ đã chuyển sang nuôi ốc hương. Các hộ nuôi tôm cho biết, từ đầu năm đến nay, thời tiết không thuận lợi, môi trường ao nuôi không đảm bảo cộng với trời nắng nóng liên tục kéo dài, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm đã làm cho tôm nuôi bị sốc môi trường, sức đề kháng yếu nên bệnh trên tôm xuất hiện nhiều, hầu hết vụ tôm sau tết đều thua lỗ. Một số bệnh phổ biến trên tôm như: gan, đường ruột,… người nuôi tự điều trị khỏi, riêng bệnh đỏ thân khó trị nhất nên người nuôi phải chịu cảnh mất trắng. Anh Nguyễn Văn Mới ở thôn Hà Thủy 1 từ Cà Mau đến Chí Công thuê đất nuôi tôm đã 4 năm. Năm đầu tiên được xem tương đối thành công cho lãi khá, nhưng 2 năm gần đây anh Mới chỉ hòa vốn. “Năm nay nuôi tôm gặp khó khăn ngày từ đầu vụ, vừa phải thu hoạch sớm “né” bệnh, tôi thả 2 sào tôm thì mất trắng 1 sào khi tôm 40 ngày tuổi bị đỏ thân”, anh Mới nói. Cũng theo anh Mới, tôm bị bệnh đỏ thân phát rất nhanh, ban đầu tôm bỏ ăn bơi lờ đờ trên mặt nước, vài ngày sau tôm chết đỏ hồ. Bệnh đỏ thân xuất hiện trên tôm vài chục ngày tuổi là mất trắng, chỉ riêng tiền con giống 1 sào đã mất 50 triệu đồng chưa tính chi phí thức ăn, điện,…”.

Ông Lê Văn Dũng ở TP. Hồ Chí Minh ra Chí Công thuê 18 ha đất nuôi tôm năm nay cũng kém vui. Cách đây hơn 1 tháng hồ nuôi của ông Dũng có 2 ao thiệt hại do tôm bị đỏ thân thiệt hại hơn 100 triệu đồng. Sau khi cải tạo ao, tháo nước nghỉ chừng 10 ngày ông Dũng thả lứa mới trên diện tích 8 ao. Ông Dũng nói: “Ở miền Tây nghe nói tôm rớt giá còn vài chục ngàn, nuôi tôm bây giờ như đánh cược may rủi, chưa kể thời tiết bây giờ nắng nóng tôm dễ bị dịch bệnh tấn công”. Với kinh nghiệm hơn 10 năm nuôi tôm ở đây ông Dũng chia sẻ: Tôm bệnh chủ yếu xuất phát từ nguồn nước và con giống. Phải đặc biệt thận trọng nguồn nước, lót vải bạt kỹ càng xung quanh ao, thả tôm giống đúng kích cỡ quy định với mật độ vừa phải, giữa 2 đợt nuôi, thời gian cần thiết để phơi và cải tạo môi trường ao nuôi trước khi cho nước…

Toàn xã Chí Công hiện còn 19 hộ nuôi với diện tích 10 ha, sản lượng tôm thịt từ đầu năm đến nay đạt trên 85 tấn. Ông Dương Công Nhựt – Phó Chủ tịch UBND xã Chí Công cho biết: Hiện tượng tôm bị bệnh chết rải rác vẫn thường xảy ra trên các ao nuôi. Để hạn chế bệnh gây hại, các hộ phải thực hiện triệt để các biện pháp xử lý chất thải nuôi tôm. Bởi trong quá trình nạo vét bùn đáy để cải tạo ao nuôi tôm hàng năm, chất thải với vô số các loại hóa chất, kháng sinh còn tồn dư trong đất cộng với nước từ các ao tôm với các mầm bệnh khi thải ra môi trường, sẽ gây khó khăn cho các hộ nuôi khác khi lấy phải nguồn nước nhiễm bệnh vụ trước khi nuôi mới. 

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 22/05/2018
Thanh Duyên
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 15:27 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 15:27 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 15:27 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 15:27 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 15:27 25/04/2024