Natri butyrate giúp giảm tổn thương ruột ở lươn đồng

Bổ sung Natri butyrat vào chế độ ăn để giảm bớt tác động bất lợi khi cho lươn ăn bột đậu nành để tiết kiệm chi phí.

Lươn đồng
Lươn đồng.

Natri butyrat là gì?

Do việc sử dụng kháng sinh ngày càng hạn chế, ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang tìm kiếm các loại thức ăn bổ sung mới để cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe của động vật thủy sản. Natri butyrate có tiềm năng là một chất bổ sung cho chế độ ăn của các loài thủy sản giúp cải thiện cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, kích thích tăng trưởng và tăng cường tỉ lệ sống. 

Natri butyrat là một muối các acid hữu cơ có công thức hóa học là Na(C3H7COO), chúng được sử dụng làm phụ gia bổ sung vào thức ăn của động vật thủy sản để tăng cường sức khỏe, đồng thời tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa thức ăn cải thiện hiệu suất tăng trưởng và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Axit hữu cơ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau bao gồm cả lipophilic, khuếch tán qua thành tế bào vi khuẩn, giảm pH bên trong hoặc tác động đến các phản ứng enzyme ức chế vi khuẩn gây bệnh trong hệ tiêu hóa, phát huy nhiều năng lượng sẵn có, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng vĩ mô và vi mô trong chế độ ăn, nhờ đó năng suất cao hơn.

Nghiên cứu ứng dụng Natri butyrat  vào khẩu phần ăn của lươn

Trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc đã bổ sung Natri butyrat vào khẩu phần ăn của lươn kết hợp với các liều lượng bột đậu nành khác nhau trong vòng 8 tuần. Sau đó, đánh giá hiệu suất tăng trưởng, tình trạng chống oxy hóa, phản ứng miễn dịch và men tiêu hóa trong đường ruột của lươn đồng Monopterus albus.

Lươn có trọng lượng ban đầu 14,87 ± 0,11 g được dùng làm thí nghiệm với 8 nghiệm thức có cùng mức protein 42%  và 5,5% lipid được xây dựng để chứa hai mức bột đậu nành là 18% và 33% và bốn cấp độ Natri butyrat (0, 250, 500, 1000 mg/kg thức ăn).

Lươn được cho ăn 18% bột đậu nành sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với 33% bột đậu nành ngoại trừ bổ sung 500 mg/ kg  Natri butyrat có tốc độ tăng trưởng không khác biệt. Đồng thời không thấy sự thay đổi hình thái niêm mạc ruột của nghiệm thức bổ sung 18% bột đậu nành.

Nghiệm thức bổ sung 33% bột đậu nành nhưng không bổ sung Natri butyrat có dấu hiệu kém tăng trưởng và giảm các thông số miễn dịch không đặc hiệu, đồng thời hình thái ruột của lươn ở nhóm này có dấu hiệu bị tổn thương. Tuy nhiên khi bổ sung Natri butyrat  vào khẩu phần ăn thì sẻ giảm đi những tác động bất lợi này. Tương ứng, ở nghiệm thức bổ sung 500mg/kg Natri butyrat vào chế độ ăn với 33% bột đậu nành cho thấy tốc độ tăng trưởng cao hơn so với bổ sung 1000mg/kg và 250mg/kg Natri butyrat và thấp nhất là nghiệm thức không bổ sung Natri butyrat. Đồng thời làm tăng hoạt tính superoxide effutase trong huyết thanh và giảm đáng kể hàm lượng malondialdehyd và không có tác dụng đáng kể nào được nhận thấy trong nhóm cho ăn 18% bột đậu nành. 

Mức bổ sung bột đậu nành vào khẩu phần ăn của lươn sẻ ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào. Với mức bột đậu nành ngày càng tăng, FI giảm đáng kể ở tất cả các mức bổ sung Natri butyrat. Ở mỗi cấp độ bổ sung bột đậu nành, hoạt tính lysozyme huyết thanh trong lươn được cho ăn chế độ ăn bổ sung Natri butyrat cao hơn đáng kể so với chế độ ăn không bổ sung. 

Hình thái niêm mạc ruột bị tổn thương ở nhóm 33% bột đậu nành, không có Natri butyrat, trái ngược với hình dạng bình thường được tìm thấy ở cá được cho ăn chế độ ăn bổ sung Natri butyrat trong nhóm 33% bột đậu nành. Bổ sung Natri butyrat vào khẩu phần ăn của nhóm 33% bột đậu nành sẽ gia tăng hoạt động của men trypsin trong đường ruột lươn.

Ở mỗi cấp độ bột đậu nành, số lượng tế bào lympho và hoạt động creatine kinase đường ruột tăng đáng kể với mức độ bổ sung Natri butyrat ngày càng tăng và đạt giá trị cao nhất ở mức 500mg/kg. Natri butyrat trong chế độ ăn uống điều chỉnh tăng đáng kể sự phong phú biểu hiện của kháng nguyên, ornithine decarboxylase, sucrase-isomaltase, protein nối chặt chẽ ZO-1 và phosphatase kiềm, các dấu hiệu của sự tăng sinh và biệt hóa biểu mô. 

Những kết quả này cho thấy rằng việc đưa vào chế độ ăn 33% bột đậu nành làm giảm đáng kể sự tăng trưởng và sử dụng thức ăn, làm giảm đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu và hình thái biểu mô ruột bị tổn thương so với 18% bột đậu nành. Thêm Natri butyrat vào chế độ ăn uống đã đảo ngược một phần các tác động bất lợi này do áp dụng bột đậu nành tăng lên.

Đăng ngày 08/04/2020
NHƯ HUỲNH Lược dịch
Kỹ thuật

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 14:55 27/09/2023

Triển vọng nghề nuôi ốc hương thương phẩm trong ao

Hiện nay, vùng ven biển của các tỉnh trong nước có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, cùng với các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá,…

Ốc hương
• 13:54 18/09/2023

Một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển là hình thức nuôi trong một hệ sinh thái hở nên việc phòng bệnh gặp nhiều khó khăn.

Tôm hùm bông
• 15:21 15/09/2023

Một số lưu ý trong nuôi thương phẩm cá chua tại Bình Định

Tại Bình Định, cá chua được nuôi nhiều ở các khu vực quanh đầm Đề Gi của 2 huyện Phù Mỹ và Phù Cát.

Cá chua
• 11:16 08/09/2023

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 22:08 27/09/2023

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 22:08 27/09/2023

Điểm qua một số loại tôm phổ biến trên thị trường hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tôm được bày bán. Điều này tạo điều kiện cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Song, cũng gây không ít khó khăn cho nhiều người trong việc phân biệt điểm giống, khác giữa một “rừng tôm” như thế.

Loài tôm
• 22:08 27/09/2023

Vai trò của PCR trong kiểm tra an toàn sinh học thức ăn thủy sản

Hiện nay, tồn tại nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến việc sử dụng PCR làm tiêu chuẩn vàng để phát hiện mầm bệnh khi áp dụng vào tình trạng an toàn sinh học của thức ăn thủy sản có công thức.

Thức ăn tôm
• 22:08 27/09/2023

Độc cấp tính của thuốc trừ sâu Padan 95SP đến tỷ lệ sống của cá chép

Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế Việt Nam. Trong trồng trọt, con người đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để trừ dịch hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật. Nhóm thuốc có gốc lân hữu cơ và Carbamate được người dân sử dụng thường xuyên trong canh tác lúa ở ĐBSCL.

Cá chép
• 22:08 27/09/2023