“Nên thả con ba ba “khủng” xuống...chỗ bị bắt lên”

Đó là ý kiến của PGS.TS Hà Đình Đức. “Nhà rùa học” cho hay, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cũng bác đề xuất thả con ba ba Nam bộ này xuống Hồ Gươm.

ba ba Nam Bộ
Con ba ba Nam bộ được phát hiện (Ảnh: Báo LĐ)

Chiều 19-3, trao đổi với P.V Báo ANTĐ, PGS.TS Hà Đình Đức thuật lại, cách đây 2 ngày, ông nhận được điện thoại của Phòng Văn hóa quận Hoàn Kiếm, báo thông tin tại khu du lịch sinh thái Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, có người bắt được “con rùa lạ”, rất to, nhờ ông đến tìm hiểu.

Với kiến thức chuyên sâu của mình, PGS.TS Hà Đình Đức nhanh chóng xác định đây là loài ba ba Nam bộ (hay còn gọi là Cua đinh). Với trọng lượng gần 40kg, con vật có thể đã sống qua nửa thế kỷ.

Người bắt được con ba ba này không muốn bán nó cho thương lái với giá cao, vì sợ con vật bị giết thịt, làm đặc sản nhà hàng. Anh có ý muốn được hiến con ba ba cho Hà Nội, thả xuống Hồ Gươm để “cụ Rùa” có bạn.

sinh vật hung dữ
Đây là một loại sinh vật khá dữ, có thể phá vỡ hệ sinh thái nơi cư ngụ (Ảnh: Báo LĐ)

“Chiều hôm qua (18-3), tôi đã trực tiếp đến gặp đồng chí Chánh văn phòng và đồng chí Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Văn Khôi để trao đổi về vấn đề này”- ông Hà Đình Đức nói- “Quan điểm của các đồng chí là việc này không thể được. Hồ Gươm là hồ thiêng”.

Ông Đức phân tích thêm: Về đặc tính sinh học, ba ba Nam bộ sống phù hợp với hệ sinh thái từ Nam miền Trung chạy về tới Nam Bộ hoặc phía Nam Lào...là loài khá dữ, ngoài việc phá vỡ hệ sinh thái bản địa như ăn cá tôm, nó thậm chí có thể ăn thịt ngay cả đồng loại nhỏ hơn. Vì vậy việc thả xuống Hồ Gươm thậm chí là gây hại.

“Nếu thả xuống hồ Tây hay sông Hồng thì cũng nhanh chóng bị con người bắt lại thôi. Nếu không muốn nó bị làm thịt thì tốt nhất, theo tôi, hãy thả nó xuống đúng vị trí đã bắt lên”- “nhà rùa học” chốt lại.

cụ rùa bò lên tháp
Cụ Rùa bò lên chân Tháp Rùa ngày 16-3 (Ảnh: Hà Đình Đức)

PGS.TS Hà Đình Đức cung cấp thông tin, từ đầu năm tới nay, “cụ Rùa” đã nổi lên tổng cộng 18 lần. Cụ thể trong tháng 1 nổi 8 lần; tháng 2 nổi 4 lần; từ đầu tháng 3 tới nay nổi 6 lần (trong đó ngày 16-3, “cụ” bò hẳn lên chân Tháp Rùa nằm phơi nắng).

Báo An Ninh Thủ Đô, 19/03/2014
Đăng ngày 20/03/2014
An Huy
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 13:06 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 13:06 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 13:06 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 13:06 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 13:06 26/11/2024
Some text some message..